Thực hành tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) được thể hiện qua sự thống nhất về chủ đề của văn bản:

+ Các phần, các đoạn đều bàn luận xoay quanh chủ đề tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

  • Phần 1: Nêu ra vấn đề bàn luận, khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân.
  • Phần 2: Đưa ra dẫn chứng về những con người có tinh thần yêu nước tiêu biểu. Đó là những người anh hùng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, là những người dân giản dị nhưng yêu nước, kiên cường, bất khuất.
  • Phần 3: Khẳng định lại ý nghĩa của truyền thống quý báu đó và nêu lên trách nhiệm của mỗi người.

+ Các phần, các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm từ nêu lên vấn đề đến chứng minh và khẳng định trách nhiệm của công dân. 

2. Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a. Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến "lũ cướp nước") và đoạn văn thứ hai (từ "Lịch sử ta" đến "dân tộc anh hùng") được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.

- Đoạn văn thứ nhất sử dụng phép thế để liên kết các câu văn:

  • "Đó" thế cho "một lòng nồng nàn yêu nước".
  • "Tinh thần ấy" thế cho "nồng nàn yêu nước".

- Đoạn văn thứ hai sử dụng phép thế và phép lặp để liên kết các câu văn:

+ Phép thế:

  • "những trang sử vẻ vang" thế cho "nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại".
  • "các vị anh hùng dân tộc" thế cho "Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...".
  • "tổ tiên ta ngày trước" thế cho những tấm gương anh hùng đã được nêu ở trên.
  • "Những chỉ chỉ cao quý đó" thế cho những việc làm của người dân thể hiện tinh thần yêu nước được nêu ở trước.

+ Phép lặp: lặp cấu trúc "Từ ... đến ...".

b. Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên.

- Câu văn "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta." nối đoạn văn thứ hai với đoạn văn thứ nhất, đưa ra dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến được nêu ra ở đoạn văn thứ nhất.

- Câu văn "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý" nối đoạn văn thứ ba với các đoạn văn đứng trước nó, khẳng định ý nghĩa của tinh thần yêu nước.

3. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a. Ở những việc làm đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

- Cụm động từ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

PPTĐTTTPPS
càngthấy

Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ

=> Cụm chủ vị làm thành tố phụ.

b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

- Cụm đồng từ: chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

PPTĐTTTPPS
chớhiểu lầm

Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

=> Cụm chủ vị làm thành tố phụ.

4. Viết đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Gợi ý:

- Giản dị là một đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi người.

- Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ cho chúng ta hiểu rõ hơn về một con người vĩ đại của dân tộc nhưng rất giản dị, gần gũi với mọi người.

- Chúng ta thấy được sự giản dị trong sinh hoạt từ bữa ăn, cách ăn mặc, nơi ở đến cách giao tiếp với mọi người...

- Sự giản dị ấy càng làm nổi bật đời sống nội tâm và vẻ đẹp con người Bác.

- Chúng ta cảm thấy yêu mến, tự hào về một con người vĩ đại của dân tộc.

Lưu ý: Đoạn văn thống nhất chủ đề và cần sử dụng các phép liên kết như phép lặp, phép thế, phép nối để liên kết các câu văn.