Đọc: Hai cây phong (Chin-gi-zơ Cu-rê-tu-lô-vích Ai-tơ-ma-tốp)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Ai-ma-tốp (1928 - 2008)

Là nhà văn lớn của Cư-rư-gư-xtan (Liên Xô cũ).

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu… gương thần xanh): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

+ Phần 2 (Còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

- Tóm tắt: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và tình cảm của họa sĩ với hai cây phong

- Giới thiệu làng Ku-ku-rêu:

+ Nằm ven chân núi.

+ Trên một cao nguyên rộng.

+ Phía dưới là thung lũng, thảo nguyên, con đường sắt.

→ Liệt kê.

→ Vùng quê có phong cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ.

→ Tình cảm yêu mến tự hào của nhà văn với quê hương.

- Hình ảnh hai cây phong:

+ Vị trí: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong hiện ra hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

→ So sánh.

→ Hình ảnh hai cây phong là tín hiệu dẫn về làng.

+ Đặc điểm:

  • Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, cất lên những lời ca êm dịu.
  • Nhiều cung bậc khác nhau: làn sóng thủy triều vỗ vào cát, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm, tiếng thở dài - thương tiếc người nào đó, ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

→ So sánh, liệt kê, nhân hóa.

→ Hai cây phong có đời sống tâm hồn, sức sống mãnh liệt.

2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ

- Bọn trẻ:

+ Trước khi nghỉ hè... chạy lên phá tổ chim.

+ Reo hò, huýt còi ầm ĩ, chạy lên đồi...

+ Leo lên cao, cao nữa...

+ Bỗng như có phép thần thông...

→ Kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trí tưởng tượng phong phú.

→ Bất ngờ, lạ lùng trước cảnh đẹp quê hương.

- Hình ảnh làng quê:

+ Miêu tả trực tiếp:

  • Đất rộng bao la... chuồng ngựa như một căn nhà xếp...
  • Thảo nguyên... làn sương mờ đục... bao vùng đất mới...
  • Dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc mỏng manh...
  • Mảnh đất chưa hề biết đến, những con sóng chưa từng nghe.

→ So sánh, nhân hóa, liệt kê.

→ Bức tranh quê khoáng đạt, thơ mộng, đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng...

→ Tình yêu quê hương của nhà văn.

+ Miêu tả gián tiếp qua tâm trạng:

  • Chúng tôi sửng sốt, nín thở ngồi lặng đi...
  • Ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió.
  • Tôi lắng nghe tim đập rộn ràng.

→ Tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, ngây ngất.

→ Khao khát chinh phục, khám phá thế giới.

@1029395@@1029481@

III. Tổng kết

1. Nội dung

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu sắc gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.

2. Nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo mạch kể lồng ghép, kết cấu truyện lồng trong truyện.

- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.

- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, liệt kê,...

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong "có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng".

- Làn sóng thủy triều vỗ vào cát.

- Tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.

- Tiếng thở dài - thương tiếc người nào đó.

- Ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

2. Có người cho rằng: hai cây phong không chỉ được nhân vật "tôi" cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà con bằng cả tâm hồn. Em có đồng ý với ý kiến này?

Em đồng ý với ý kiến này vì khi hai cây phong còn gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ, với quê hương nên nó có ý nghĩa đặc biệt.

3. Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật tôi?

Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, là kỷ niệm thơ ấu, là tình yêu với quê hương.

4. Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào với cuộc sống của chúng ta?

Thiên nhiên là suối nguồn nuôi dưỡng cả thể chất và tinh thần của chúng ta. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi con người.