Nội dung lý thuyết
- Xuất xứ: Trích Hạt giống tâm hồn.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Thể loại: Truyện dân gian.
1. Câu chuyện vi hành của vua
- Kết cấu mở truyện quen thuộc của dân gian "Ngày xưa".
- Địa điểm: Một vương quốc rộng lớn.
- Hoàn cảnh: Vua quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi.
- Vấn đề: Chân ông vua rất đau.
- Lí do:
+ Lần đầu tiên vua thực hiện chuyến đi dài.
+ Con đường ông đi qua đều gập ghềnh sỏi đá.
2. Cách nhìn, cách giải quyết của vua và người hầu
- Cách xử lí của vua: Tất cả các con đường trong vương quốc đều phải bao phủ bằng da súc vật.
→ Khó thực hiện và tốn kém.
- Cách xử lí của người hầu: Cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân.
→ Tiết kiệm thời gian, công sức, của cải.
→ Đôi giày ra đời.
- Bài học: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.
1. Nội dung
Câu chuyện dân gian kể câu chuyện hình thành chiếc giày nhưng nhấn mạnh vấn đề góc nhìn. Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.
2. Nghệ thuật
Thể loại truyện dân gian gần gũi, ngắn gọn, đem lại ý nghĩa sâu sắc.
1. Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?
Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. Nó đã giúp ích cho đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con đường gập ghềnh nữa và tiết kiệm được ngân khố cho nhà vua.
2. Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?
Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.
3. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?
Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.
4. Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn cua mình không? Vì sao?
Chúng ta nên nhìn một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn vì nó có thể gây ra sự hỗ loạn khi nhì nhận một vấn đề.