Nội dung lý thuyết
Trao đổi ý kiến, thảo luận hay tranh điện về một hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau là cách thức hiệu quả để loại bỏ được những định kiến hoặc quan niệm sai lầm và nhận ra được những cách nghĩ đúng đắn, tiến bộ. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống. Nếu việc đọc các văn bản nghị luận giúp em tiếp nhận những góc nhìn của người khác thì việc viết ra quan điểm của mình về các hiện tượng trong cuộc sống sẽ giúp em chia sẻ với mọi người góc nhìn của em. Làm thế nào để có thể viết bài văn thể hiện suy nghĩ của mình về các hiện tượng trong cuộc sống? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống thuộc thể nghị luận. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống.
- Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận.
- Nêu lý lẽ, dẫn chứng ảnh để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
+ Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
+ Thân bài: Đưa ra được ít nhất hai hình vẽ cụ thể để lý giải cho ý kiến của người viết. Các lý lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lý lẽ.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
Mở bài: “Ngày nay,... thường nhật.” Người viết nêu được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về hiện tượng.
Thân bài:
- Người viết đôi ta hai lý lẽ để củng cố ý kiến. Với mỗi lý lẽ người viết về đưa ra những bằng chứng từ thực tế để làm rõ vấn đề.
Lí lẽ 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bằng chứng 1: “Những món ăn… hạnh phúc.”.
Lí lẽ 2: Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấu hiểu nhau hơn.
Bằng chứng 2: “Còn gì hạnh phúc hơn… những người khác.”.
- Những lý lẽ, bằng chứng quan trọng được đặt phía sau nhằm tạo điểm nhấn và khiến bài viết động lại lâu hơn trong tâm trí người đọc.
- Các cụm từ “Trước hết”, “ Quan trọng hơn cả” được sử dụng để chuyển ý, giúp người đọc hình dung được mạch lập luận của tác giả.
Kết bài: “Do đó,... mỗi chúng ta.” Người viết khẳng định lại vấn đề, đề xuất hành động để tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Sau khi đọc văn bản trên, em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:
1. Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?
Tác giả viết bài viết này nhằm mục đích nêu ra tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong cuộc sống của chúng ta.
2. Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến.
Ý kiến: Nên duy trì bữa cơm trong cuộc sống thường nhật.
Lí lẽ 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bằng chứng 1: “Những món ăn… hạnh phúc.”.
Lí lẽ 2: Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấu hiểu nhau hơn.
Bằng chứng 2: “Còn gì hạnh phúc hơn… những người khác.”.
3. Chức năng của đoạn mở bài trong bai văn trên là gì?
Đoạn mở bài giúp người viết nêu ra được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về bữa cơm gia đình.
4. Ở phần kết bài, người viết có thể đưa ra những để xuất hành động nhằm tạo ra những thay đổi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao?
Đề xuất của người viết ở phần kết là mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát.
Theo em, đề xuất của tác giả rất hợp lí. Vì mỗi thành viên góp phần làm nên bữa cơm gia đình sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn.
5. Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?
Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.
6. Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?
“Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram. Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng. Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái. Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ.
Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi biết.
Xác định đề tài.
Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:
- Thần tượng một ai đó: nên hay không?
- Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?
- Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?
- Trò chơi điện tử: lợi hay hại?
Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.
Thu thập tư liệu
Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề. Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...
Khi đọc tài liệu, em hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi:
- Ý kiến, lý lẽ nào em đồng ý? Ý kiến, lý lẽ nào em không đồng ý?
- Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lý lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến?
- Ý kiến, lý lẽ chưa được đề cập đến có quan trọng hay không?
- Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Tìm ý.
Em hãy viết ra những ý kiến của mình xoay quanh hiện tượng cần bàn luận.
Lập dàn ý.
Từ các ý kiến đã viết ra, em chọn những ý kiến tiêu biểu, nổi bật để lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dàn ý cần đảm bảo các yếu tố của bài văn nghị luận:
- Ý kiến của em về hiện tượng này là gì?
- Lí lẽ và dẫn chứng: Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho những lý lẽ của em?
- Sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý. Nếu lý lẽ quan trọng đưa lên đầu bài thì bài viết sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp họ dễ dàng nắm được trọng tâm của bài viết. Nếu lý lẽ quan trọng đặt ở cuối bài thì sẽ tạo dư âm cho bài viết, khắc sâu quan điểm của bài viết vào tâm trí người đọc.
Bước 3: Viết bài.
Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:
- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.
Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Xem lại và chỉnh sửa.
Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:
Các thành phần của bài viết. | Nội dung kiểm tra. | Đạt/ Chưa đạt |
Mở bài. | Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận. Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận. | |
Thân bài. | Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng. Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến. Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý. | |
Kết bài. | Khẳng định lại ý kiến của mình. Đề xuất những giải pháp. |
|
Rút kinh nghiệm.
Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?
Khi viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống cần thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị - Tìm ý, lập dàn ý - Viết bài - Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.
Gợi ý
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về ăn mặc, sinh hoạt thì nhu cầu giải trí của con người cũng tăng lên. Và để đáp ứng điều này, vô số trò chơi tiêu khiển đã ra đời. Nhưng đáng buồn thay, những trò chơi dân gian bổ ích và đậm đà bản sắc dân tộc lại mai một, rồi dần dần có nguy cơ biến mất, thay vào đó là sự bùng nổ và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của trò chơi điện tử. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy bởi việc lạm dụng trò chơi điện tử và lún sâu vào thế giới ảo.
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử. Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của mạng internet đã đem đến một số tiện ích cho cuộc sống con người như tìm kiếm thông tin nhanh hơn, giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, làm việc hiệu quả hơn,.... Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển này còn tạo tiền đề và nền tảng tốt cho sự ra đời của trò chơi điện tử. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính, laptop kết nối internet thì người dùng có thể lựa chọn một trò chơi tiêu khiển mà mình yêu thích trong vô vàn những trò chơi bằng hình thức online.
Và hiện nay, số lượng các quán game, quán net mọc lên hàng loạt, và cảnh tượng thường thấy tại các địa điểm này là sự đông đúc. Đặc biệt, tỉ lệ số người sử dụng trò chơi điện tử chủ yếu rơi vào đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên, và chủ đề chính xuất hiện trong những cuộc nói chuyện giữa các bạn trẻ thường là những trò chơi điện tử nổi tiếng và có sức hấp dẫn như Liên quân, Liên minh huyền thoại,....
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự ra đời của trò chơi điện tử đã giúp con người giải tỏa bớt được những căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc. Trò chơi điện tử cũng vô cùng phong phú và đa dạng, người dùng có thể thoải mái lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu cũng như độ tuổi của bản thân. Như vậy, khi biết cách sử dụng một cách hợp lí về cách thức cũng như quỹ thời gian, trò chơi điện tử sẽ đem đến những lợi ích nhất định cho người chơi.
Tuy nhiên, trên thực tế, con người đang lạm dụng cũng như đầu tư nhiều thời gian cho những trò chơi điện tử và vô tình khiến chúng trở thành những mối nguy hại. Trước hết, nghiện chơi điện tử sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc, còn đối với thế hệ trẻ, điều này sẽ làm giảm hứng thú, kết quả học tập. Khi dạo ngang qua các quán internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ tập trung cao độ vào màn hình máy tính, đắm mình trong những thế giới ảo.
Không ít bạn học sinh sẵn sàng nói dối bố mẹ, thầy cô để trốn học, thậm chí, khi không còn tiền để đầu tư vào các trò game, các bạn sẵn sàng thực hiện những hành động vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật như trộm cắp, cướp giật tài sản. Như vậy, bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, trò chơi điện tử lại trở thành những mối nguy hại và là một trong những con đường dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.
Trò chơi điện tử ngày càng gia tăng và phát triển cả về số lượng, chất lượng, khiến cho người dùng dễ dàng đắm mình vào thế giới ảo và quên đi thế giới thực tại. Lâu dần, con người sẽ không quản lí và làm chủ được quỹ thời gian của bản thân, rồi trở thành những con nghiện game. Sự cám dỗ của những trò chơi điện tử vô cùng hấp dẫn cũng như hậu quả mà nó để lại đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh và đáng báo động. Đứng trước thực trạng này, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để phòng tránh và ngăn chặn.
Trước hết, ta cần tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó. Để tránh được điều này, con người cần biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển vô bổ. Đồng thời, chúng ta nên giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao. Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.
Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin nói chung và của mạng truyền thông, thiết bị điện tử thông minh nói riêng, con người cần có bản lĩnh để vững vàng trong việc sắp xếp, sử dụng quỹ thời gian hợp lí. Là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn điều này để không sa vào tệ nạn xã hội.