Đề bài : Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

Đề bài : Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Mùa thu có lẽ là một trong những mùa đẹp nhất trong năm, không biết tự bao giờ vẻ đẹp ấy đã đi vào trong thơ ca và trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ. Chúng ta đã từng bắt gặp thu trong ‘‘Đây mùa thu tới’’ của Xuân Diệu, trong ‘‘Thu’’ của Chế Lan Viên hay là cả ‘‘Cảm thu tiên thu’’ của Tản Đà… Và cũng không thể thiếu khoảnh khắc ‘‘Sang thu’’ trong thơ của Hữu Thỉnh. Dường như bài thơ mang trong mình những nét đẹp kì diệu vẽ ra một bức tranh giao mùa cuối hạ đầu thu làm lòng người xao xuyến bâng khuâng với những rung động thật ngọt ngào.
Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ đóng góp rất nhiều cho thi ca cách mạng, nét nổi bật trong thơ ông là những cuộc đối thoại rất sinh động mang màu sắc triết lý và hồn nhiên với cuộc sống con người và ‘‘Sang thu’’ cũng không ngoại lệ. Bài thơ sáng tác năm 1977 in trong tập ‘‘Từ chiến hào đến thành phố’’ khi mà đất nước mới thống nhất được vài năm, bản thân là một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn của cuộc chiến trường kì dân tộc vì vậy bài thơ không chỉ là ‘‘Sang thu’’ của thiên nhiên đất trời mà còn là ‘‘Sang thu’’ của lòng người mang đậm những suy sâu sắc
Mở đầu bài thơ với khổ thơ thứ nhất đó là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Nếu trong văn học trung đại, mùa thu bắt đầu xuất hiện với những cánh chim nhạn, bầu trời xanh, sắc vàng hoa cúc hay lá đỏ rừng phong thì nay Hữu Thỉnh lại cảm nhận thu một cách rất ấn tượng đó là dùng khứu giác chứ không phải thị giác như văn học trung đại:
‘‘Bỗng nhận ra hương ổi’’
Nhà thơ đã khéo léo đảo từ ‘‘bỗng’’ lên đầu tạo cảm giác bất ngờ trong cảm nhận của ông. Đó là một cái giật mình khe khẽ, đánh thức con người ta bừng tỉnh thoát ra khỏi những bộn bề của cuộc sống rồi để lại mình hòa nhập với thiên nhiên, với những vẻ đẹp giản dị bình yên, Nguyễn Đình Thi từng viết :
‘‘Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cóm mới’’
Cùng là mùi hương nhưng cốm lại gợi cho ta chút gì đó thanh tao, nhẹ nhàng của Hà Nội, còn “hương ổi’’ trong thơ của Hữu Thỉnh lại mang nét chân thực, gần gũi của làng quê Việt Nam và rồi chính hương ổi ấy hòa quyện trong làn gió se, đó là những cơn gió lạnh, khô,... rất đậm chất Bắc Bộ. Hương thơm ấy không thoang thoảng mà như sánh lại, ngào ngạt nồng nàn nhờ những làn gió heo mây cuốn đi qua những xóm, làng mạc, qua từng ngõ ngách, con đường. Dường như trở thành một sứ giả mang hương ổi đi khắp mọi nơi để bác hiểu mùa thu đang tới.
‘‘Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về’’
Hữu Thỉnh đã bắt gặp một màn sương huyền ảo đang vây kín trước ngõ, sương vây quanh những lũy tre, quấn quanh những hàng mướp,…dường như có chút gì đó lưu luyến. Điều đó càng thể hiện rõ qua từ láy ‘‘chùng chình’’ tạo cảm giác dịu nhẹ, êm ả, hơn thế nữa đó còn là một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ vì từ ‘‘chùng chình’’ còn mang trong mình biện pháp nghệ thuật nhân hóa độc đáo. Màn sương bỗng trở nên có hồn, sống động như con người. Có lẽ, sương muốn nán lại ngắm nhìn khoảnh khắc giao thoa của đất trời, lưu luyến, bịn rịn chưa muốn chia tay hạ để bước sang thu. Tất cả tạo ra 1 khung cảnh làm rung động lòng người làm ta phải ngỡ ngàng xao xuyến phải chăng ‘‘sương chùng chình qua ngõ’’ là sương đang đi qua một ngõ thời gian khi một bên đầu là thu và bên cuối là hạ. Kết hợp sử dụng tình thái từ ‘‘hình như’’ ‘‘đã diễn tả một cảm giác mơ hồ, không rõ thực hư “thu đã về chưa?” vì sao mà nó đến nhẹ nhàng quá, sao mà nó đến kín đáo quá vậy ?,…Và có lẽ “thu đã về” thật rồi... Với vài nét mơ hồ nhưng đầy duyên dáng, Hữu Thỉnh đã tạo ra một khúc dạo đầu cho bản hòa ca ngập tràn cảm xúc!
Tiếp đến ở khổ thơ thứ hai, dường như những cảm nhận của Hữu Thỉnh lại thêm phần sắc sảo và tinh tế hơn, có lẽ là vì cảm nhận ấy không chỉ bó hẹp trong không gian ‘‘ngỡ’’ nữa, không còn mong manh, hư ảo như ban đầu nữa mà giờ đã dần dần được cảm nhận rõ rệt hơn trong không gian cao và xa hơn.
‘‘Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu’’
Chỉ với hai nét chấm phá, Hữu Thỉnh đã gợi ra một bức tranh thiên nhiên thoáng đãng, cân đối và hài hòa. Dưới mặt đất là dòng sông thu thơ mộng, hiền hòa đang lững lờ chảy, nó có chút gì đó giống như sự hưởng thụ sau bao tháng ngày mệt mỏi cùng bão lũ, cùng mưa gió,….và điều đấy cũng được ông khắc họa rất rõ qua hai từ ‘‘dềnh dàng’’,nó gợi được vẻ đẹp của dòng sông mùa thu không ồn ào thác lũ như mùa hạ mà thật nhẹ nhàng trầm tư và thật duyên dáng làm sao! Dòng sông ấy khác với trong thơ ca Bà Huyện Thanh Quan:”Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ”. Từ láy ‘‘dềnh dàng không chỉ sử dụng nghê thuật nhân hóa mà còn mang chất suy nghĩ, đắn đo của Hữu Thỉnh như ông đang lưu luyến điều gì đó và cũng không muốn xa nó. Phải chăng đó là một thời đã qua-cái thời mưa bom bão đạn, cùng đồng đội vào sinh ra tử và giờ đây đất nước đã thống nhất, hòa bình mà mọi người đã tự cho mình nghỉ ngơi trong khi ngoài kia là dịch bệnh, là đói nghèo, là những khó khăn nhiều vô kể, và từng ấy đã khiến ông đắn đo, trăn trở đến chừng nào, còn trên bầu trời ta lại bắt gặp hình ảnh những cánh chim bắt đầu ‘‘vội vã’’ nó cũng đều diễn tả thật chính xác và tinh tế những biến chuyển của đất trời. Đặc biệt, ấn tượng trong hai câu thơ còn ở cách dùng từ ngữ khéo léo trong hai từ ‘‘được lúc’’ và ‘‘bắt đầu’’ giúp ta được mọi sự thay đổi của thiên nhiên đều đang trong khoảng khắc giao mùa dù là nhỏ nhất. Cách cảm nhận ấy vừa mang chút gì đó cổ điển và cũng vừa mang chút gì đó mới mẻ hiện đại, cổ điển trong hình ảnh, trong những nét vẽ tạo vật nhưng lại mới mẻ trong cách cảm nhận thần thái của thiên nhiên, mà khó có một thi sĩ nào làm được điều ấy và trong đó ông- Hữu Thỉnh. Và rồi ta cũng gặp hình ảnh mùa thu về đất trời, đọng lại trong những đám mây
‘‘Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu’’
Tưởng hai câu thơ là miêu tả khách quan mà đọc kĩ thấy thật nhiều xao xuyến. Từ ‘‘có’’ đứng đầu câu thơ gợi cảm nhận của nhà thơ là trực tiếp, bất ngờ trước một ấn tượng, một phát hiện, tưởng như nhà thơ đang hòa mình trong thiên nhiên để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa. Những chuyển biến của thời gian vốn rất vô hình đối với chúng ta nhưng qua bàn tay tài hoa của Hữu Thỉnh như trở nên hữu hình, từ hạ chuyển sang thu được thể hiện như hai không gian gần nhau và cây cầu nối giữa hai miền không gian ấy chính là đám mây yểu điệu, nhẹ nhàng tựa như tấm lụa đào đang phất phơ giữa hai miền. Động từ ‘‘vắt’’ đảo lên đầu câu cùng phép tu từ nhân hóa đã khiến thiên nhiên như trở nên có hồn. Cảm nhận thiên nhiên rất riêng. Hữu Thỉnh đã cảm nhận khổ thơ thứ hai đã được mở rộng hơn về không gian, hài hòa hơn về đường nét và mọi chuyển biến cũng càng ngày càng rõ rệt hơn.
Không chỉ là sang thu của thiên nhiên, khổ cuối sang thu còn là sang thu của đời người mang đậm những triết lý sâu sắc để lại trong lòng người đọc thật nhiều suy tư :
‘‘Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi’’
Thiên nhiên đất trời cuối hạ đầu thu với những chuyển biến nhẹ nhàng nhưng đã rõ nét, cụ thể hơn. Nắng vẫn còn nồng ấm nhưng đã nhạt dần, không còn chói chang, rực rỡ, bùng cháy như những ngày chính hạ, rồi những cơn mưa cũng đã vơi dần đi trong khoảnh khắc giao mùa, không còn bất ngờ, đột ngột, ào ạt như những cơn mưa mùa hạ. Phải tinh tế lắm, Hữu Thỉnh mới cảm nhận được sự thay đổi đến lạ thường như vậy, cảm nhận được cái còn trong cái mất và cái mất trong cái còn của thiên nhiên đất trời. Mong manh, mơ hồ là thế đấy, nhưng nhà thơ đã diễn tả lại khoảnh khắc ấy giàu sức gợi đến lạ thường phải không ?Phải chăng ông phải yêu cái khoảnh khắc ấy lắm mới cảm nhận rõ từng giây phút giao thoa đến thế và rồi ‘‘Sang thu’’ không chỉ là của thiên nhiên mà còn là ‘‘Sang thu’’ của đời người :
‘‘Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi’’
‘‘Sấm’’ gợi cho ta những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời, ‘‘hàng cây đứng tuổi’’ gợi đến những con người từng trải qua sóng gió của cuộc đời, cũng giống ý nghĩa tả thực của hai câu thơ : sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây lâu năm, và con người cũng vậy, khi họ đã từng trải, đã từng đi qua những tháng năm thăng trầm cuộc đời cũng bớt bất ngờ trước những vang động của cuộc sống hay những đổi thay bất trắc. Trong hai câu thơ ấy, Hữu Thỉnh phải chăng đang cất giấu ẩn ý gì đó mà người đọc phải trầm tư suy nghĩ lắm mới thấy được điều ấy . Và đó không gì khác là dân tộc ta, dân tộc quật cường mạnh mẽ, chúng ta đối mặt với hai cường quốc thế giới mà không hề sợ hãi. Ta vẫn vững bước tiến lên, đánh tan chúng một cách đầy mạnh mẽ hào hùng vì chúng ta có lòng yêu nước. Thứ đó đã truyền từ bao thế hệ : thời bà Trưng, Triệu, Trần, Đinh, Lê,.... ta đã có ý thức phải bảo vệ tổ quốc, nền độc lập dân tộc và chính điều ấy đã giúp dân tộc ta thành những ‘‘hàng cây đứng tuổi’’ ‘‘kiên cường’’ . Mạch cảm xúc thơ có chuyển biến đến khó tin mà rất hợp lí song rất thống nhất. Đặt trong hcst của bài thơ khi được viết năm 1977 mà lúc ấy ông cũng là người lính : từ chiến hào về thành phố , chiến tranh đến hòa bình,…đó quả là những biến đổi quan trọng trong đời ông nhưng giúp họ vững vàng hơn để đối diện mọi sự thay đổi, những bất trắc có thể ảnh hưởng đến cả đời người. Ý thơ đã đi từ hướng ngoại đến hướng nội, từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ cảm nhận đến triết lý khiến bài thơ mở ra một tầng nghĩa mới thật sâu sắc đến lạ thường
Bên cạnh những bài thơ thu trong thơ ca Việt Nam, “Sang thu’’ mang một dấu ấn riêng. Bài thơ như một bản nhạc nhẹ nhàng mà tinh tế về khoảnh khắc chuyển giao mùa của đất trời. Khi khúc nhạc ấy vang lên nghe mới thật sâu sắc làm sao mà có lẽ chạm vào cả trái tim ta !

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 7 2021 lúc 11:39) 0 lượt thích

Khách