Đề bài : Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Đề bài : Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của bà không thật sự đồ sộ nhưng có những tác phẩm làm lay động trái tim bạn đọc bao thế hệ. Bài thơ “Qua đèo Ngang” là một tác phẩm thành công nhất của bà. Tác phẩm là một bức tranh phong cảnh thật đẹp nơi Đèo Ngang đồng thời cũng là một bức tâm tình của tác giả.
Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên hoang vu, rậm rạp ở Đèo Ngang:
"Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa"
Cụm từ “bóng xế tà” gợi cảm xúc buồn sầu trong lòng người lữ khách. Thời gian chiều tà là lúc thuyền cập bến, chim về tổ, con người trở về với mái ấm gia đình. Còn nhà thơ thì đang ở nơi đất khách quê người làm sao không buồn được? Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” gợi lên sự rậm rạp, chen chúc, quấn quýt của thiên nhiên đồng thời cũng cho thấy thiên nhiên nơi đây thật đầy sức sống.
Nếu 2 câu đề là bức tranh thiên nhiên thì 2 câu luận là bức tranh của cuộc sống con người. Cảnh Đèo Ngang không chỉ có thiên nhiên mà còn thấp thoáng bóng dáng con người nhưng có vẻ con người nơi đây cũng gợi lên man mác nỗi buồn, vắng vẽ.
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
Có con người mang hơi thở của sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ thực được sử dụng rất thành công như nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của Đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động vất vả vừa chỉ ước tính số lượng ít ỏi, thưa thớt. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn biết nhường nào.
Hai câu luận là cảm xúc dậy nhớ nước thương nhà của tác giả. Mạch thơ chuyển từ cảm nhận thiên nhiên nhà thơ quay về với nỗi lòng của mình.
"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và đa kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bỗng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Cái hay của câu thơ chính là sử dụng thành công biện pháp tu từ chơi chữ, mượn âm thanh tiếng chim cuốc, tiếng chim đa để giải bày tâm sự “nhớ nước” và “thương nhà” của tác giả. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tán, thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà Huyện Thanh Quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm. Cũng có ý kiến cho rằng “nhớ nước” là nhớ triều đại nhà Lê mà tác giả từng là thần dân.
Hai câu kết là tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhà thơ
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Hai câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng. Sự đối lập giữa cái mênh mông của trời đất với cái nhỏ bé đơn côi của con người càng làm tăng thêm nỗi buồn thê lương trong tâm hồn nữ sĩ. Ở đây, chỉ có một mình đối diện với chính mình: “ta với ta” lại thêm “mảnh tình riêng” cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Cụm từ “ta với ta”đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…
Đọc bài thơ ta không chỉ hiểu và cảm thông cho nỗi lòng, nỗi cô đơn của bà mà còn khâm phục trước một tài năng văn chương, một tâm hồn yêu nước, yêu quê hương biết nhường nào và ta càng thấy mình hạnh phúc biết bao khi được sống trong một xã hội thanh bình, hạnh phúc. Điều đó càng làm cho mỗi người thêm phần trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Bằng cách sử dụng thể thơ Đường luật lời ít ý nhiều, cách sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với thủ pháp nghệ thuật chơi chữ, đảo cú pháp…nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp thật buồn nơi Đèo Ngang. Qua đó tác giả gửi gắm nỗi tâm sự u hoài của mình về thực tại của đất nước đau thương.

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 8 2021 lúc 10:23) 0 lượt thích

Khách