Đề bài : Nghị luận xã hội về vấn đề cái khó bó cái khôn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

Bài làm

“ Cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? Cái khó là những khó khăn xảy ra trong cuộc sống, công việc hay giao tiếp đời thường. Trong khi đó, cái khôn tức là những điều hay lẽ phải, những ý kiến sáng tạo tốt. Việc “ cái khó bó cái khôn” tức khi gặp những điều khó khăn, con người thường hay làm mất đi những suy nghĩ sáng suốt, hay thường có quyết định sai lầm.

Chúng ta luôn phải đối diện với rất nhiều trở ngại, phong ba bão táp mới dành được những điều thành tích tốt, công danh trong sự nghiệp. Trên con đường ấy, bạn sẽ gặp những hạn chế đến từ nhiều phía, chẳng hạn bạn chưa đủ giỏi, các kỹ năng chưa đủ chuyên nghiệp hay điều kiện kinh tế cũng là một trong những mặt hạn chế khiến bạn không có đủ tiềm năng để phát triển. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là những yếu tố khó khăn ấy có đủ để quật ngã, khiến bạn chùn bước hay không. Nếu bạn không đủ dũng cảm, bản lĩnh để tìm cách giải quyết công việc, không có đủ niềm tin với những lựa chọn của mình thì chắc chắn, cuộc đời bạn sẽ mãi chỉ dậm chân tại đó.

Nếu ta xem thất bại là mẹ thành công, thay vì khi gặp cái khó thì lại trở nên u mê, mù quáng chẳng thể đưa ra được ý kiến, quyết định gì và nhanh chóng từ bỏ thì bản thân sẽ càng trở nên yếu đuối, tụt lùi. Nhiều bạn trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện đầy đủ, được bố mẹ lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, đến sự nghiệp cũng được trải đầy hoa hồng. Tâm lý được bao bọc đã ăn sâu trong tiềm thức của họ, khiến họ trở nên hèn nhát khi sự nghiệp gia đình bị lao dốc, họ đánh mất hết tất cả các chỗ dựa trong cuộc sống. Hay những người kỹ sư, bác sỹ nếu cứ đi theo lối mòn của những người phía trước khi họ đã tìm ra những phương pháp, kỹ thuật cũ, chẳng bao giờ chịu tìm hiểu, phát triển thì sự nghiệp của họ cũng chỉ như những “ chú ếch ngồi đáy giếng” mà thôi.

Đặc biệt, là các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn luôn than phiền học tiếng anh hay bất cứ một môn goại ngữ nào là khó khăn, vất vả và chẳng thể theo kịp. Thế nhưng, thay vì cố gắng tìm ra phương pháp học hợp lý, các bạn lại từ bỏ luôn với tâm lý có học cũng chẳng giỏi được. hay khi gặp những bài toán khó, nếu các bạn lười tư duy, chỉ mới nghe đề thôi đã không muốn làm nữa thì làm sao có thể tiến bộ lên được. Dần dần, tư duy trí tuệ của các bạn sẽ bị bó hẹp, thiếu sự vận động và ý chí sáng tạo.
 
Nếu cứ để tình trạng “ cái khó bó cái khôn” quá lâu sẽ làm suy giảm chất lượng con người. Khi trí tuệ con người không được rèn luyện, kéo théo những đức tính quan trọng khác cũng không được mài dũa như: kiên trì, nhẫn nại cũng dần bị thui chột.Nếu gặp chút khó khăn mà đã từ bỏ thì sao có thể làm việc nước. Thử tưởng tượng, đất nước sẽ ra sao khi bác hồ cùng các vị lãnh đạo, nhân dân sẵn sàng từ bỏ việc cởi bỏ xiềng xích của giặc thù vì chúng ta không có đủ điều kiện chiến đấu, không có đủ lương thực để kháng chiến. Nếu tình huống ấy xảy ra, có lẽ giờ đây chẳng bao giờ nhìn thấy nhìn ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phơi, bay tự do trên nền trời xanh bao la.

Để rèn luyện tự duy của mình, mỗi người cần phải có ý chí tiến thủ, biết chấp nhận khó khăn thử thách để nghĩ tới thành công mai sau. Những buổi thuyết trình, hay chia sẻ kinh nghiệm từ những người thành công đi trước dành cho thế hệ trẻ phía sau cũng rất hữu ích, giúp họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hãy luôn cố gắng “ cái khôn” được bộc lộ để dẹp tan những “ cái khó “ trong đường đời.

Khách