Chí Phèo

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

   1. Đọc, chú thích:

   2. Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả:

   + Tên thật là Trần Hữu Tri

   + Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

- Đề tài sáng tác: thường xoay quanh đời sống cơ cực của người nông dân và các bi kịch của tầng lớp nghèo.

- Nam Cao khẳng định vị trí trong lịch sử văn học bằng thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông rất chú trọng diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật

- Tác phẩm:

   + Được xây dựng dựa trên một số nguyên mẫu tại làng Đại Hoàng với tên Cái lò gạch cũ

   + Năm 1941 được in lần đầu với nhan đề Đôi lứa xứng đôi, khi tái bản thì Nam Cao đã đổi thành Chí Phèo

II. Khám phá văn bản:

   1. Tóm tắt cốt truyện theo trình tự thời gian:

- Chí Phèo không cha không mẹ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ bỏ hoang của làng Vũ Đại

- Lớn lên, đi làm thuê cho Bá Kiến, bị Bá Kiến ghen đẩy vào tù

- Ra tù, Chí Phèo đã biến thành con người khác cả nhân hình và cả nhân tính

- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi nợ, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên đòi nợ thuê cho hắn.

- Chí Phèo đã trượt dài trên con đường tha hòa cho đến khi gặp thị Nở. Nhờ tình thương của thị Nở, Chí Phèo muốn sống một cuộc sống lương thiện như bao người khác

- Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo. Không thể trở lại cuộc sống lương thiện nên Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự sát

   2. Mạch trần thuật của tác phẩm:

- Truyện bắt đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo sau đó mới quay ngược lại với sự kiện hắn được sinh ra, lớn lên như thế nào và tha hóa ra sao

→ Cách đảo sự kiện cũng thể hiện một điểm quan trọng trong tư duy nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn không chỉ muốn kể lại cuộc đời của nhân vật mà còn muốn phân tích những gì đã nhào nặn nên số phận và tính cách của nhân vật.

   3. Điểm nhìn trần thuật ở đoạn mở đầu tác phẩm:

Điểm nhìn bên ngoàiĐiểm nhìn bên trong

- Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế ........

- Rồi hắn chửi đời ..............

- ................

- Có hề gì !

- Trời có của riêng nhà nào ?

- Tức thật ! ....... mất                                           

→ Đoạn mở đầu đầy kịch tính, người kể chyện cũng không hơn Chí, không hơn làng Vũ Đại, thậm chí chưa biết gì về Chí Phèo

→ Sự dịch chuyển từ xa đến gần, khách quan - chủ quan, ngoài - trong

→ Mục đích cuối cùng của tiếng chửi chính là tạo sự ấn tượng, tạo câu hỏi gợi dẫn xung quanh tiếng chửi của hắn, một phần nào thấu hiểu sự cô đơn và phẫn nộ của Chí Phèo. Tiếng chửi vừa là nỗi niềm phảng phất vừa là mong muốn làm lại cuộc đời, được công nhân làm con người

→ Nhà văn đã sử dụng phương pháp trần thuật đa thanh - vốn được xem là bước đột phá cho nghệ thuật tự sự hiện đại

   4. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở:

      a. Khi Chí Phèo vừa tỉnh dậy:

- Những âm thanh của cuộc sống:

   + Tiếng chim ríu rít → Chí Phèo cảm nhận được mặt trời đã lên cao, nắng rực rỡ, ......

   + Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá

   + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá

   + ...........

- Tâm trạng của Chí Phèo: hắn bâng khuâng, mơ hồ buồn

→ Lần đầu tiên thấy được sự khác biệt giữa thế giới bên ngoài và không gian sống của hắn

   + Buồn thay cho đời → nhận thức được dự cảm của tương lai và dự cảm về cuộc đời mình

      b. Thị Nở vào cùng với nồi cháo hành:

- Chí Phèo vui mừng → " Cũng may thị Nở vào "

- Chí Phèo ngạc nhiên

- Chí Phèo xúc động → " vì lần đầu tiên được quan tâm, chăm sóc "

      c. Khi Chí Phèo ăn cháo hành:

- Nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng bâng khuâng, nhận ra vẻ đẹp của thị Nở

- Vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống ăn năn

- Chí Phèo cảm nhận được hương vị cháo và tận hưởng giá trị của bát cháo hành

      d. Ý nghĩa chi tiết " bát cháo hành "

- Bát cháo hành của thị Nở mang theo hương vị tình người đã làm sống lại bản chất " người" lâu nay bị vùi dập trong Chí. Đây là chi tiết mang tính chất quyết định quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật

- Bát cháo hành của thị Nở đã làm Chí Phèo suy nghĩ nhiều, hắn muốn được yêu thương, lương thiện, làm hòa với mọi người và muốn có gia đình hạnh phúc

   5. Phản ứng về tâm lý và hành động của thị Nở:

- Đang sống trong tình yêu thương, Chí Phèo bị thị Nở từ chối vì thị không bước qua được định kiến xã hội

- Nhà văn đã khéo leo sử dụng ngôn ngữ, hành động để diễn tả phản ứng tâm lý Chí Phèo

   + Chí Phèo say rượu và chưa hiểu vì sao thị Nở lại nổi giận với mình 

   + Khi hiểu chuyện, Chí Phèo bỗng nhiên ngẩn người. Hắn hít thấy hơi cháo hành

   + Níu kéo thị Nở không được, Chí Phèo muốn uống thật say để trả thù bà cô thị nhưng càng uống càng tỉnh và cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành

   + Cầm dao đỉ trả thù nhưng không rẽ vào nhà thị Nở mà đến thẳng nhà Bá Kiến

- Bình luận của người kể chuyện lại trở thành lý lẽ không đáng tin cậy, người đọc vẫn có thể đưa ra lý lẽ của riêng mình

   6. Thái độ của tác giả đối với Chí Phèo và thị Nở:

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba

- Người kể chuyện thường xuyên nhập vào ý thức nhân vật để khám phá

- Lời kể có lúc nghiêm khắc, có lúc như giễu cợt nhưng sâu thẳm là sự đồng cảm, xót thương

   7. Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết:

- Người kể chuyện giữ lối trần thuật khá lạnh, hạn chế tối đa việc đưa ra bình phẩm cũng như tỏ thái độ với những ý kiến của dân làn Vũ Đại về cái chết của Chí Phèo

- Điểm nhìn bên ngoài: không có phán quyết chắc chắn mà về những gì diễn ra trong suy nghĩ của nhân vật để người khoảng tự do diễn dịch ý nghĩa của cái chết của Chí Phèo

Khách