Câu hỏi ôn tập chương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 6 – CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG

Câu 1: Nêu khái niệm, điều kiện và các ví dụ của hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

- Điều kiện: nơi ẩm

- Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+Sinh sản sinh dưỡng từ rễ: củ khoai lang

+Sinh sản sinh dưỡng từ thân bò, thân rễ: cây rau má, rau muống

+Sinh sản sinh dưỡng từ lá: lá bỏng

 

Câu 2: So sánh sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người

*Giống nhau:

Đều tạo ra cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng.

*Khác nhau:

- Sinh sản sinh dưỡng dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) diễn ra trong tự nhiên. Ví dụ:

- Sinh sản sinh dưỡng do người là quá trình tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng, bằng cách giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô…Ví dụ: 

 

Câu 3: Phân biệt giâm cành, chiết cành, ghép cành, nhân giống vô tính dựa trên:

(Khái niệm, Các bước thực hiện, khả năng áp dụng, Ví dụ)

1) Giâm cành

- Khái niệm:

    Giâm cành là tách một đoạn thân hay một đoạn cành bánh tẻ có đủ mắt, chồi của cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ để phát triển thành một cây mới.

- Ví dụ: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót, lá lốt…..

- Áp dụng: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.

2) Chiết cành

- Khái niệm:

   Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Một số ví dụ về cây thường trồng bằng chiết cành: cam, bưởi, chanh, na…..( các cây ăn quả).

 - Áp dụng: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ chậm khi dâm cành khó ra rễ.

3) Ghép cây

- Khái niệm:

    Ghép cây là đem cành (cành ghép) hay mắt (cành ghép) của cây này ghép vào một cây khác cùng loài (gốc ghép) để cho cành ghép hay mắt ghép tiếp tục phát triển.

- Các bước tiến hành:

     + Rạch vỏ gốc ghép

     + Cắt lấy mắt ghép

     + Luồn mắt ghép vào vết rạch

     + Buộc dây để giữ mắt ghép

- Áp dụng: Lợi dụng cây làm gốc ghép có bộ rễ phát triển và  nhân được nhanh và nhiều cây mới từ cành hay mắt ghép của cây mẹ mà không bị ảnh hưởng tới cây mẹ như chiết  cành.