Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch.
Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch.
Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch của văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cốt truyện: Trương Sinh đi lính trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Thị Thiết, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Trương Sinh đêm ru con đi ngủ đã phát hiện ra sự thật, bèn làm cỗ cúng vợ. Trương Sinh ân hận nhưng đã quá muộn.
- Xung đột: Xung đột giữa lòng tin yêu và sự nghi ngờ.
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ trong văn bản. Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ:
+ Người chồng: không phân biệt đúng sai đuổi vợ ra khỏi nhà (Muốn đi đâu thì đi. Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!; Thôi, cô đi đi, đừng để tôi túm lấy cô rồi ném xuống sông kia; Cô càng nói thì tôi lại càng không thể nhìn được cái mặt kia, ghê sợ quá;...) Sau khi Vũ Nương bị đuổi ra khỏi nhà, sự vô tâm, tàn nhẫn của Trương Sinh còn được thể hiện thông qua thái độ lạnh nhạt, dửng dưng nhưng đêm về lại khấn cho Vũ Nương siêu thoát.
+ Người vợ: hiền hậu, thuỷ chung, có tấm lòng nhân hậu, tha thứ cho chồng. (Anh thay em mà trông nom con, anh nhé. Anh vừa làm bố, vừa làm mẹ cho con. Rồi sau này tìm một người làm bạn, anh tìm người nào biết thương con; ...)
- Chồng thay đổi thái độ với vợ vì biết người sai là mình, hiểu được nguyên nhân câu chuyện và chính mình là người gián tiếp hại vợ mình.
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại dưới đây:
Bóng người vợ - Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).
Người chồng - (tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÝ nghĩa hình ảnh “cái bóng trên tường”:
- Là một hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi cảm, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.
- Nó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người vợ, gợi cảm giác ám ảnh, day dứt, không thể nào quên.
- Thể hiện nỗi buồn, sự bất lực trước thực tế phũ phàng, vợ sẽ luôn bên cạnh người chồng, nhưng chỉ là cái bóng.
(Trả lời bởi datcoder)
Chỉ ra sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4). Theo em, vì sao có sự khác biệt như vậy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản:
+ Cốt truyện: Cốt truyện có sự thay đổi, ít yếu tố kì ảo hoang đường hơn và tập trung sâu hơn vào lời thoại, hành động, nội tâm nhân vật chính.
+ Nhân vật: Hệ thống nhân vật được rút gọn, làm nổi bật 2 nhân vật chính Trương Sinh, Vũ Thị Thiết.
- Có sự khác biệt trên là bởi 2 tác phẩm thuộc 2 thể loại là khác nhau, kịch sẽ tập trung làm rõ lời thoại, xung đột, từ đó làm nổi bật tính chất bi kịch.
(Trả lời bởi datcoder)
Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả vở kịch muốn gửi đến người xem, người đọc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Chủ đề: gia đình
- Thông điệp:
+ Hãy trân trọng, tin tưởng những người xung quanh mình.
+ Cần xem xét kĩ từng vấn đề, nhìn nhận đánh giá qua nhiều góc độ khác nhau.
+ Hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề và đừng mù quáng, gây ra hối hận về sau.
(Trả lời bởi datcoder)