Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Thành phần gọi - đáp

1. Ví dụ

Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đây đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

❔Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

❔ Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

❔ Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc hội thoại đang diễn ra?

Trả lời:

- Trong các từ in đậm ở phần trích, từ Này dùng để gọi, cụm từ "Thưa ông'' dùng để đáp.

- Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.

- Trong những từ in đậm, từ Này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ "Thưa ông" có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

2. Ghi nhớ

Các thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần gọi - đáp cũng là thành phần biệt lập.

@113125@ @113447@

II. Thành phần phụ chú

1. Ví dụ

Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao, Lão Hạc)

❔ Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

❔ Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

❔ Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?

Trả lời:

- Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu văn trên vẫn là những câu nguyên vẹn.

- Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho "những đứa con gái đầu lòng".

- Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), "tôi nghĩ vậy" là cụm chủ - vị chỉ việc diễn ra trong tâm trí của riêng tác giả. hai cụm chủ - vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.

2. Ghi nhớ

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

@113335@@113393@