Nội dung lý thuyết
v TH1: Chịu sự chi phối của 1 quy luật di truyền
- Dựa vào dữ kiện đề bài cho để thực hiện yêu cầu của bài toán:
+ Xác định số loại giao tử, tỷ lệ các loại giao tử, tỷ lệ một loại giao tử bất kỳ.
+ Xác định số loại KG, KH, tỷ lệ các loại KG, KH và tỷ lệ 1 loại KG, KH bất kỳ.
Ví dụ 1: Ở cà chua: A: đỏ a: vàng (trội lặn hoàn toàn)
Cho P: hoa đỏ x hoa đỏ. Thu được F1 có tỷ lệ KH: 900 cây hoa đỏ : 298 hoa vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, trong tổng số cây F1 số cây khi tự thụ phấn, cho F2 gồm toàn cây quả đỏ chiếm tỷ lệ là?
A.1/2 B.1/4 C.2/3 D.3/4
Bài giải:
+ F1 có tỷ lệ đỏ : vàng = 3 : 1\(\rightarrow\) quy luật phân li \(\rightarrow\)P dị hợp Aa
+ P: Aa x Aa \(\rightarrow\) F1: 1AA : 2Aa : 1aa
+ Trong tổng F1 số cây tự thụ phấn cho F2 100% cây đỏ có KG AA chiếm tỷ lệ ¼
\(\rightarrow\) đáp án B.
Ví dụ 2: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, trội lặn hoàn toàn nếu xảy ra hoán vị với tần số f = 20% ở cả 2 bên thì phép lai
P: AaBD/bd x AaBd/bD cho tỷ lệ KH A_bbdd ở F1 là bao nhiêu?
A. 4.5% B. 75% C. 6% D. 3%
Bài giải:
+ Ta có: BD/bd f = 20% \(\rightarrow\) tỷ lệ bd = 0.4
Bd/bD f = 20% \(\rightarrow\) tỷ lệ bd = 0.1
\(\rightarrow\) tỷ lệ bd/bd = 0.04
+ Aa x Aa \(\rightarrow\) tỷ lệ A_ = ¾
+ Tỷ lệ KH A_bbdd ở F1 = ¾ x 0.04 = 0.03 = 3% \(\rightarrow\) đáp án D
v TH2: Chịu sự chi phối của nhiều quy luật di truyền
- Tách ra thành từng bài toán nhỏ đối với từng quy luật di truyền.
- Xác định kết quả của từng bài toán nhỏ
- Lấy tích của các kết quả thu được của bài toán nhỏ để trả lời yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Tích hợp giữa HVG và LKG:
Khi giảm phân cơ thể AB/ab DE/de đã xảy ra hoán vị giữa A và a với tần số f = 20%. Tìm tỷ lệ giao tử Ab DE
Bài giải:
- Bước 1: Tách riêng từng bài toán nhỏ
+ AB/ab f = 20%
+ DE/de
- Bước 2: Xác định kết quả của từng bài toán nhỏ
+ Ta có tỷ lệ giao tử: AB = ab = 0.4; Ab = aB = 0.1
+ Ta có tỷ lệ giao tử: DE = de = 0.5
- Bước 3: lấy tích kết quả thu được ở bài toán nhỏ
+ Tỷ lệ giao tử: Ab DE = 0.1 x 0.5 = 0.05
DẠNG 2: BÀI TOÁN NGHỊCH: BIẾT KẾT QUẢ Ở THẾ HỆ SAU XÁC ĐỊNH KG CỦA P, TẦN SỐ HVG, QUY LUẬT DI TRUYỀN….
v TH1: Chi phối bởi 1 quy luật di truyền
- Dựa vào kết quả của thế hệ sau để tìm quy luật di truyền
- Sau khi tìm được quy luật di truyền quy ước gen, viết KG của P, viết sơ đồ lai.
Ví dụ: Tính trạng hình dạng quả do 1 gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được F1 100% quả tròn. Tìm KG của P?
Bài giải:
Cho cây quả tròn x quả bầu \(\rightarrow\) F1 100% tròn \(\rightarrow\) Tính trạng tròn trội hơn tính trạng bầu
- - Quy ước: A: tròn a: bầu
Cho P tròn x bầu \(\rightarrow\) F1 100% quả tròn \(\rightarrow\)P thuần chủng nên P có KG AA x aa
v TH2: Bài tập phối hợp nhiều quy luật di truyền
· Các quy luật di truyền có thể phối hợp với nhau
- Quy luật phân li độc lập với liên kết – hoán vị gen
- Quy luật phân li độc lập – tương tác gen
- Quy luật phân li độc lập – di truyền liên kết với giới tính
- Tương tác gen – liên kết và hoán vị gen
- Liên kết gen – HVG với di truyền liên kết giới tính
- Tương tác gen – di truyền liên kết giới tính ….
· Phương pháp chung:
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng \(\rightarrow\)quy luật chi phối của từng tính trạng
- Bước 2: Xét chung:
+ Tỷ lệ phân ly KH của phép lai bằng tích tỷ lệ KH của từng cặp gen thì các gen chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập và tác động riêng rẽ.
+ Tỷ lệ phân li KH của phép lai nhỏ hơn tích tỷ lệ phân li KH của các cặp tính trạng thì gen quy định tính trạng tuân theo sự chi phối của quy luật liên kết gen
+ Tỷ lệ phân li KH của 1 phép lai lớn hơn tích tỷ lệ phân li KH của các cặp tính trạng thì gen quy định tính trạng chịu sự chi phối của quy luật HVG.
+ Với bài có quy luật di truyền giới tính phải xét xem gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X hay Y, hay trên X và Y.
- Bước 3: Dựa vào kết quả xác định:
+ Xác định KG:
.) Với gen liên kết: Dựa vào tỷ lệ xuất hiện của KH có KG duy nhất
VD: aabd/bd > aabD/bD \(\rightarrow\) giao tử abd > abD \(\rightarrow\)giao tử bd là giao tử liên kết \(\rightarrow\) dị hợp đều.
.) Xác định gen liên kết:
A và B bổ sung thì A hay B liên kết với D như nhau.
A và B át chế hay cộng gộp thì dựa vào thế hệ sau tỷ lệ KH có tổ hợp gen aaB_ là lớn hay nhỏ để xác định là A hay B liên kết với D.
.) Xác định tần số HVG: dựa vào KH có 1 KG duy nhất (thường KH mang tính trạng lặn) hoặc KH có KG đơn giản nhất.
Ví dụ 1: Ở 1 loài TV cho cây quả dẹt hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có KH phân li theo tỷ lệ: 36 cây quả dẹt, hoa đỏ : 29 cây quả tròn,hoa đỏ : 18 cây quả dẹt, hoa trắng : 6 cây quả tròn, hoa trắng : 7 cây quả dài, hoa đỏ. Biết răng không xảy ra đột biến. Xác định KG của P.
Bài giải:
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng
+ det : tròn : dài = 54 : 35 : 7 \(\rightarrow\)9 : 6 : 1 \(\rightarrow\) tương tác bổ sung
Quy ước: A_B_ : dẹt aaB_ = A_bb : tròn aabb: dài
\(\rightarrow\) P: AaBb x AaBb
+ Đỏ : trắng = 72 : 24 = 3 : 1 \(\rightarrow\) quy luật phân li
Quy ước: D: đỏ d: trắng \(\rightarrow\) Dd x Dd
- Bước 2: Xét chung
(dẹt : tròn : dài) (đỏ : trắng) = (9 : 6 : 1) (3 : 1) = 27 : 18 : 3 : 9 : 6 : 1 > 6 : 5 : 3 : 1 : 1 \(\rightarrow\) có hiện tượng liên kết gen
- Bước 3: Xác đinh KG của P
+ A và B bổ sung cho nhau nên A hay B liên kết với D là như nhau. Giả sử A liên kết với D.
+ Ta có: KH tròn trắng adB < dẹt, trắng AdB \(\rightarrow\) Ad giao tử liên kết \(\rightarrow\) dị hợp chéo
+ KG của P là: Ad/aD Bb