Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
1. Nêu một số lương thực- thực phẩm có thể bảo quản được bằng mỗi phương pháp sau:
a) Phơi khô: hoa quả, lá, thịt,...
b) Làm lạnh: các loại đồ ăn đã chế biến, thực phẩm tươi sống,...
c) Sử dụng muối: rau củ, cá,...
d) Sử dụng đường: hoa quả,...
2. Các vật dụng có thể được tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau. Hãy chọn vật liệu phù hợp và nêu những lưu ý khi sử dụng theo gợi ý sau:
Vật dụng | Vật liệu phù hợp | Lưu ý khi sử dụng |
Dây dẫn điện | Đồng | Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn |
Ủng đi mưa | Cao su | Không để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất hoặc các vật sắc nhọn |
Cốc | Sứ | Tránh rơi vỡ |
Bàn ghế | Gỗ | Lau chùi thường xuyên, tránh ẩm mốc, mối mọt |
Bình hoa | Thủy tinh | Tránh rơi vỡ |
3. Nêu tác dụng của các việc làm sau:
a) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
Quạt gió vào bếp khí nhóm lửa giúp đẩy không khí vào bếp, cung cấp oxygen cho sự cháy.
b) Tắt bếp khi sử dụng xong.
Khi sử dụng xong cần tắt bếp để tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn, tránh gây cháy, nổ.
4. Đá vôi là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất.
a) Thành phần chính của đá vôi là gì?
Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate, đá vôi thường có trong các núi đá vôi.
b) Tìm kiếm thông tin và nêu tên một số vùng núi đá vôi nổi tiếng ở nước ta.
Một số vùng núi đá vôi nổi tiếng ở nước ta là:
5. Nêu ba ví dụ về hỗn hợp. Cho biết ứng dụng của các hỗn hợp đó.
6. Các hỗn hợp sau là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?
a) Cà phê đá: không đồng nhất.
b) Nước khoáng: đồng nhất.
7. Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương?
a) Bột mì khuấy đều trong nước: dung dịch.
b) Hỗn hợp nước ép cà chua: huyền phù.
c) Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm: nhũ tương.