Bài tập (Chủ đề 3 và 4)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.

a) Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích.

Oxygen: Chất.

b) Hạt thóc, củ khoai quả chuối đều có chứa tinh bột.

Hạt thóccủ khoai, quả chuối: Vật thể tự nhiên, vật sống.

Tinh bột: Chất.

c) Khi ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin Cđường glucose.

Quả cam: Vật thể tự nhiên, vật sống.

Nước, chất xơ, vitamin Cđường glucose: Chất.

2. Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào?

Chất rắn: hình dạng và thể tích xác định.

Chất lỏng: hình dạng không xác định và thể tích xác định.

Chất khí: hình dạng và thể tích không xác định.

→ Mẫu chất bạn học sinh đang nghiên cứu là chất lỏng.

3. Người ta bơm khí vào săm, lốp (vỏ) xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao?

Không được. Vì chất khí có khối lượng nhỏ, có hình dạng và thể tích không xác định nên dễ dàng nén và co dãn, khi xe đi vào chỗ xóc sẽ không bị chao đảo, khó chịu. Thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn sẽ làm bánh xe nặng hơn, ma sát với mặt đường lớn hơn và không có tác dụng giảm xóc.

4. Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

a) Nước sôi ở 100oC.

b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.

c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.

d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Các phát biểu mô tả tính chất vật lí: a, c, e.

Các phát biểu mô tả tính chất hóa học: b, d.

5. Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen và bình chứa khí nitơ.

Ta cho que đóm có tàn đỏ vào hai lọ. Lọ nào làm que đóm bùng cháy thì đó là lọ chứa khí oxygen, vì oxygen giúp duy trì sự cháy.

6. Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra

a) do xăng dầu.

Trong đám cháy xăng dầu, nếu dùng nước để dập thì do nhẹ hơn nước, xăng dầu sẽ nổi lên trên mặt nước khiến diện tích đám cháy càng lan rộng và khó dập tắt hơn.

b) do điện.

Do nước có khả năng dẫn điện nên nếu dùng nước để dập tắt đám cháy do điện, ta có nguy cơ bị điện giật nguy hiểm và còn khiến cho đám cháy lan rộng khắp các khu vực có điện. 

7. Hỏa hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?

  • Không lưu trữ lượng lớn các chất dễ cháy nổ trong nhà như bình ga, xăng, dầu,...
  • Luôn có sẵn bình phòng cháy chữa cháy trong nhà

  • Lắp các thiết bị tự ngắt khi mạch điện bị quá tải
  • Nơi đun nấu cần có vách ngăn bằng vật liệu không cháy
  • Tắt bếp gas, ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng

8. Nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí.

  • Đốt rừng, đốt nương rẫy 

  • Chặt phá cây xanh
  • Xả rác bừa bãi
  • Sử dụng điện lãng phí