7. Oxygen và không khí

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

Một người thợ lặn sử dụng bình chứa khí oxygen để thở dưới đáy biển

❗ Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC.

Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt

2. Tầm quan trọng của oxygen 

Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất

Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.

Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất.

Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì.

Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu

Oxygen duy trì sự cháy. Không có khí oxygen thì không có sự cháy.

Muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào). Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt nhiên liệu được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn hoặc hoạt động các máy móc, phương tiện,...

Trong điều kiện càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt.

❗ Muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần lấy đi một trong ba yếu tố trong tam giác lửa. Tuy nhiên, không có chất dập lửa vạn năng. Tùy vào từng loại chất cháy mà người ta lựa chọn chất dập lửa phù hợp.

Ví dụ:

  • Dùng nước dập chất cháy là gỗ và một số vật liệu rắn
  • Dùng cát, khí carbon dioxide dập chất cháy là xăng, dầu

Phun nước vào đám cháy làm giảm nhiệt để dập lửa

@319209@@319283@

II. Không khí

1. Thành phần của không khí

Không khí bao gồm:

  • 78% khí nitrogen (nitơ)
  • 21% khí oxygen
  • 1% hơi nước, khí carbon dioxide, khí hiếm và các khí khác

2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên

Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên.

Ví dụ

  • Oxygen cần cho sự hô hấp
  • Carbon dioxide cần cho sự quang hợp
  • Nitơ cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật
  • Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa

❗ Quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu lấy oxygen từ không khí và thải ra khí carbon dioxide. Tuy nhiên, cây xanh nhờ quá trình quang hợp lại hấp thụ carbon dioxide và giải phóng ra khí oxygen. Đó là chu trình của oxygen trong tự nhiên.

@319382@@319464@@316917@

3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn về thành phần không khí, chủ yếu do khói, bụi hoặc khí lạ khác.

Không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.

Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí

Các chất chính gây ô nhiễm không khí là: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sunlfur dioxide,...

Hai nguồn gây ô nhiễm chính là ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo do con người gây ra.

Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới con người

Ô nhiễm không khí gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, hen suyễn, ung thư phổi,...

tác hại của ô nhiễm không khí

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid,...

Biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để làm giảm ô nhiễm không khí.

Cụ thể:

  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,...)
  • Quản lí rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người
  • Trồng thêm nhiều cây xanh
  • Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy và một số hoạt động nông nghiệp,...
  • Tiết kiệm điện và năng lượng
  • Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn, thân thiện môi trường

1. Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.

2. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

3. Thành phần của không khí bao gồm: oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,..

Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

4. Không khí có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.

5. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống sinh vật.

6. Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.