Nội dung lý thuyết
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
Qua học tập môn Vật lí, năng lực vật lí được hình thành, phát triển với các biểu hiện chính sau:
Tri thức vật lí là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của rất nhiều vật dụng trong cuộc sống.
Tri thức vật lí giúp hiểu cách hoạt động của lò vi sóng và vì sao không được cho vật kim loại vào lò
Vật lí học có quan hệ mật thiết và là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Nhiều thành tựu của Vật lí học được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp.
Công nghệ nano trong công nghệ thông tin
Dao mổ laser
Ô tô điện do Việt Nam sản xuất
Nhà sử dụng năng lượng mặt trời
Sơ đồ minh họa phương pháp nghiên cứu khoa học
Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị,…) gây ra. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.
Để giảm sai số ngẫu nhiên, ta thực hiện phép đo nhiều lần.
Sai số hệ thống là sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
Không thể giảm sai số hệ thống bằng cách đo lặp đi lặp lại, mà phải cải tiến dụng cụ hoặc phương pháp đo.
Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta được các giá trị A1, A2,…, An. Giá trị trung bình được tính là
Giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo được gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó.
\(\Delta A_1=\left|\overline{A}-A_1\right|\); \(\Delta A_2=\left|\overline{A}-A_2\right|\);...;\(\Delta A_n=\left|\overline{A}-A_n\right|\)
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo:
\(\overline{\Delta A}=\dfrac{\Delta A_1+\Delta A_2+...+\Delta A_n}{n}\)
Sai số tuyệt đối của phép đo là:
\(\Delta A=\overline{\Delta A}+\Delta A'\)
Với \(\Delta A'\) là sai số hệ thống.
Kết quả đo đại lượng A được ghi dưới dạng một khoảng giá trị:
\(\left(\overline{A}-\Delta A\right)\le A\le\left(\overline{A}+\Delta A\right)\) hoặc \(A=\overline{A}\pm\Delta A\)
Chú ý:
- Các chữ số có nghĩa
- Sai số tuyệt dối ∆A thưởng được viết đến một hoặc hai chữ số có nghĩa. Còn giá trị trung bình được viết đến bậc thập phân tương ứng.
Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, cho biết mức độ chính xác của phép đo.
\(\delta A=\dfrac{\Delta A}{\overline{A}}.100\%\)
Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác
Chú ý:
- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.
Ví dụ: nếu \(\text{H = X + Y – Z}\) thì \(\text{∆H = ∆X + ∆Y + ∆Z}\)
- Sai số tỉ đối của một tích hay thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
Ví dụ: nếu \(H=X\dfrac{Y}{Z}\) thì \(\delta H=\delta X+\delta Y+\delta Z\)
Kí hiệu | Mô tả | Kí hiệu | Mô tả |
DC hoặc dấu – | Dòng điện một chiều | "+" hoặc màu đỏ | Cực dương |
AC hoặc dấu ~ | Dòng điện xoay chiều | "-" hoặc màu xanh | Cực âm |
Input (I) | Đầu vào | Dụng cụ đặt đứng | |
Output | Đầu ra | Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp | |
Bình khí nén áp suất cao | Dụng cụ dễ vỡ | ||
Cảnh báo tia laser | Không được phép bỏ vào thùng rác | ||
Nhiệt độ cao | Lưu ý cẩn thận | ||
Từ trường |
Một số kí hiệu, cảnh báo trên các thiết bị thí nghiệm
1. Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất,năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
2. Tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí gồm các bước sau:
- Quan sát,suy luận.
- Đề xuất vấn đề.
- Hình thành giả thuyết.
- Kiểm tra giả thuyết.
- Rút ra kết luận.
3. Tri thức vật lí ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và là cơ sở cho nhiều ngành nghề.
4. Những thay đổi trong khoa học và công nghệ có những tác động to lớn đến xã hội của chúng ta và đến môi trường toàn cầu.
5. Kết quả đo một đại lượng A nào đó được biểu diễn dưới dạng: \(A=\overline{A}\pm\Delta A\).