Bài 9. Vương triều Hồi giáo Đê-li

Nội dung lý thuyết

1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

a. Chính trị

- Năm 1206 người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô.

- Đầu thế kỉ XIV vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.

- Đầu thế kỉ XVI vương triều sụp đổ do sự tấn công của người Mông Cổ ở Trung Á.

Người Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ (tranh vẽ)
Người Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ (tranh vẽ)

b. Kinh tế

- Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, nhà nước cho đào thêm kênh và hồ chứa nước.

- Nghề thủ công phát triển tạo điều kiện  cho giao thương phát triển

- Thương nhân họ đem những mặt hàng nổi tiếng như vải vóc, đồ trang sức, gia vị đổi lấy hàng hóa, đặt biệt đổi lấy ngựa chiến từ các nước Trung Á, Tây Á.

c. Xã hội

- Tầng lớp Bà-la-môn vẫn được xem là đẳng cấp, nhưng quyền trong xã hội vẫn thuộc về người Hồi giáo.

- Cư dân Ấn Độ không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo, bị phân biệt đối xử.

=> Gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh diễn ra, góp phần làm suy yếu vương triều Đê-li

2. Thành tựu tiêu biểu về văn hóa

- Tôn giáo: Truyền bá, áp đặt Đạo Hồi vào Ấn Độ. Văn hóa có thêm yếu tố mới – Văn hóa Hồi giáo.

- Công trình kiến trúc: nhiều công trình xây dựng theo kiểu Hồi giáo, rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng, họa tiết trang trí là chữ A-rập cổ.

- Chữ viết: Chữ Ba Tư được du nhập và trở thành ngôn ngữ chính của vương triều Đê-li.

- Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Ấn Độ - Kabir. Những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ Hin-đi nội dung ca ngợi trung thực, sống lương thiện, khoan dung.

Nhà thờ, thánh đường Hồi giáo Ku-túp Mi-na
Nhà thờ, thánh đường Hồi giáo Ku-túp Mi-na