Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nội dung lý thuyết

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Có diện tích khoảng 95,2 nghìn km2, chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021).

- Gồm 14 tỉnh chia thành 2 tiểu vùng: tiểu vùng Đông Bắc (10 tỉnh) và tiểu vùng Tây Bắc (4 tỉnh).

- Tiếp giáp với các vùng (Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung) và các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào), có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng.

=> Thuận lợi thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các vùng khác trong cả nước, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Sự phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thiên nhiên phân hoá đa dạng và khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

 Đông BắcTây Bắc
Địa hìnhNúi trung bình và núi thấp chiếm diện tích lớn, hướng cánh cung là chủ yếu; khu vực trung du có địa hình đổi bát úp. Địa hình các-xtơ phổ biến (Cao Bằng, Hà Giang,...).Địa hình cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam; địa hình chia cắt và hiểm trở; xen kẽ là các cao nguyên.
Khí hậuNhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta.Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
Sông ngòiSông ngòi dày đặc, có giá trị về giao thông và thuỷ lợi.Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng nước dồi dào, có tiềm năng lớn về thuy điện, điển hình là sông Đà, sông Mã.
Sinh vậtPhong phú, gồm sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nhiều loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
Khoáng sảnPhong phú chủng loại: a-pa-tít, sắt, chì - kẽm, đá vôi, than,...Có một số loại trữ lượng lớn như: đất hiếm, đồng,...

b. Thế mạnh phát triển công nghiệp; lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch

- Địa hình và đất:

+ Chủ yếu là đồi núi => Thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

+ Trong vùng có một số cao nguyên xen các đồi núi thấp với đất feralit => Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

+ Một số cánh đồng có đất phù sa => Trồng lúa, cung cấp lương thực tại chỗ.

+ Địa hình núi cao với nhiều hang động các-xtơ và thắng cảnh => Phát triển du lịch.

- Khí hậu có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao => Thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, cây dược liệu,...; cây ăn quả đặc sản như đào, lê, vải,...; rau và hoa. Ngoài ra còn đem lại thế mạnh cho phát triển du lịch.

Đồi chè Tân Cương - Thông tin cần biết, Khách Sạn, Giá vé, giờ mở cửa

- Nước có sông ngòi dày đặc kết hợp địa hình chia cắt mạnh => Trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. Các hồ tự nhiên và nhân tạo => Có giá trị phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. Nguồn nước khoáng phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Rừng dồi dào => Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn có nhiều loài sinh vật đặc hữu => Tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch sinh thái.

- Khoáng sản đa dạng => Cơ sở quan trọng đế phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và nhiều ngành công nghiệp khác.

3. Đặc điểm dân cư và chất lượng cuộc sống

a. Đặc điểm dân cư

* Thành phần dân tộc

- Năm 2021, vùng có số dân là 12,9 triệu người, chiếm 13,1% dân số cả nước; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%.

- Có thành phần dân tộc đa dạng. Dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số dân toàn vùng.

- Sự phân bố dân tộc thay đổi theo hướng đan xen nhưng vẫn có khu vực cư trú đặc trưng.

* Phân bố dân cư

- Mật độ dân số toàn vùng thấp so với trung bình cả nước, đạt 136 người/km2 năm 2021).

- Dân cư có sự phân bố khác nhau giữa các khu vực:

+ Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc.

+ Các tỉnh trung du có mật độ dân số cao hơn các tỉnh miền núi.

+ Dân cư ở nông thôn đông hơn dân cư ở thành thị.

b. Chất lượng cuộc sống

- Nhờ thành tựu của Công cuộc đổi mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân vùng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên.

- Vùng đang được đầu tư xây dựng nông thôn mới với hạ tầng giao thông được nâng cấp và làm mới, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo trong vùng giảm mạnh,...

4. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Ngành kinh tếTình hình phát triển
Nông nghiệp, lâm nghiệp 

- Trồng trọt: 

+ Lúa và ngô là cây lương thực chính.

+ Có thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.

- Chăn nuôi:

+ Có thế mạnh về chăn nuôi gia súc: trâu, lợn, bò.

+ Chăn nuôi theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ phát triển.

Lâm nghiệp:

- Là ngành có thế mạnh với tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

- Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng gỗ ngày càng tăng.

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: diện tích trồng rừng tăng, chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống người dân.

Công nghiệp 

- Tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2010 - 2021.

- Cơ cấu ngành khá đa dạng:

+ Công nghiệp khai khoáng ở hầu hết các tỉnh.

+ Sản xuất điện là ngành đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng.

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng.

Dịch vụ

- Đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vùng.

- Một số ngành dịch vụ nổi bật:

+ Giao thông vận tải.

+ Thương mại.

+ Du lịch.

Tổng quan về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ