Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại

- Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực Trường Giang (Dương Tử).

- Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiêu.

- Lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

- Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc

- Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu.

- Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ.

- Năm 221 TCN, với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế.

+ Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

+ Áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.

+ Nhiều giai cấp mới được hình thành, quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền dần được xác lập.

- Nhà Tần tồn tại 15 năm, sau đó bị suy yếu.

- Năm 206 TCN, Lưu Bang đã lật đổ triều đại nhà Tần, lập ra nhà Hán.

3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy (206 TCN - thế kỉ VII)

- Nhà Hán (206 TCN - 220) là một trong những triều đại thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn tới các dân tộc láng giềng.

- Sau thời nhà Hán, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các thời kì Tam quốc (220 - 280), nhà Tần (280 - 420), Nam - Bắc triều (420 - 581).

- Đến năm 581, nhà Tùy mới thống nhất lại Trung Quốc.

4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Khắc chữ trên mai rùa, xương thú, gọi là giáp cốt văn.

- Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca Trung Quốc, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến văn học của các nước khác.

- Xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Tử.

- Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử, tiêu biểu như Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban cổ.

- Họ đã phát mình ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian ở nhiều nước phương Đông.

- Phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới gọi là địa động nghi.

- Bốn phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật: giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in.

- Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đá được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa.

- Các triều đại Trung Quốc đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ.