Bài 9. Phòng, chống tệ nạn xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến,gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

- Một số tệ nạn xã hội phổ biến:

     + Ma tuý

       + Nghiện rượu bia

       + Cờ bạc

       + Mại dâm

       + Mê tín dị đoan

2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

- Nguyên nhân của tệ nạn xã hội:

     + Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống;

     + Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,

     + Do ảnh hưởng của môi trường gia đình,môi trường xã hội tiêu cực ...

@2080617@

- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí, tính mạng; kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước....

Nghiện cờ bạc khiến gia đình tán gia bại sản.

Nghiện rượu bia, không làm chủ được hành vi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh một người trước và sau khi nghiện ma túy.

3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi,bổ sung năm 2017),Luật Phòng,chống ma tuý năm 2021,...

      + Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Người nghiện ma tuý bắt buộc phải đi cai nghiện.

      + Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

       + Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.

      + Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm.

- Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như:cảnh cáo,xử phạt hành chính,phạt tù,tử hình,... tuỳ thuộc vào mức độ và tinh chất vi phạm.

@2083323@

4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

Chăm chỉ học tập,rèn luyện,nâng cao nhận thức,bổ sung kĩ năng,xây dựng lối sống giản dị,lành mạnh.

- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng,chống tệ nạn xã hội.

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng,chống tệ nạn xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

@2083389@

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến,gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều loại tệ nạn xã hội như:ma tuý,mại dâm,cờ bạc,mê tín dị đoan,nghiện rượu,bia,...

Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước ....

Mỗi người trong xã hội này đều cần có trách nhiệm trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.