Bài 9. Dịch vụ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Thuận lợi
Nhân tốẢnh hưởng
Sự phát triển kinh tế

Có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành dịch vụ:

- Làm tăng quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành.

- Làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Dân cư và nguồn lao động

- Dân đông => Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Mức sống dân tăng => Đa dạng dịch vụ, sức mua tăng.

- Lao động dồi dào => Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Vốn và khoa học công nghệVốn và đổi mới khoa học => Góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng

Đang hiện đại hoá => Góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ.

Chính sáchĐịnh hướng và tạo cơ hội phát triển dịch vụ.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí nước ta tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng tuyến du lịch, giao thông.

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra quanh năm, phát triển giao thông đường sông.

Khó khăn

- Trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng còn chênh lệch.

- Địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh; thiên tai nhiều.

2. Một số ngành dịch vụ

a. Giao thông vận tải

- Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải:

+ Đường ô tô: là loại hình giao thông quan trọng nhất nước ta. Các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, miền, trung tâm hành chính; nối liền cảng biển, cảng hàng không.

+ Đường sắt: quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất. Các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt xuyên Á đang được xây dựng.

+ Đường biển: nước ta có 34 cảng biển, trong đó có một số tuyến đường biển quốc tế.

+ Đường sông: các tuyến đường sông được phát triển trên các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long,..

+ Đường hàng không: nước ta có 22 cảng hàng không (năm 2022), bao gồm 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa.

- Các đầu mối giao thông vận tảu có vai trò thúc đẩy kinh tế vùng và cả nước.

b. Bưu chính viễn thông

- Là ngành quan trọng, góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.

- Doanh thu tăng liên tục, đạt 343,2 nghìn tỉ đồng (năm 2021). Mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước.

+ Bưu chính: phát triển đa dạng và hiệu quả hơn. Các dịch vụ truyền thống từng bước chuyển sang dịch vụ số.

+ Viễn thông: phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ hiện đại và nâng cao chất lượng. Năm 2021, cả nước có hơn 19 triệu thuê bao internet, 6 trạm thông tin vệ tinh và 7 tuyến cáp quang biển quốc tế.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm bưu chính viễn thông phát triển nhất cả nước.