Nội dung lý thuyết
Phân tích một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
- Thông tin từ sách, báo, tạp chí,... về ngành thương mại, du lịch.
- Căn cứ vào các Quyết định của Chính phủ để xác định một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. Gợi ý:
+ Quyết định số 1163/QQD-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
+ Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
+ Quyết định 493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030.
- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín.
- Phát triển thương mại điện tử.
- Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam.
- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phát triển du lịch bền vững.
- Đa dạng hoá loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch y tế,...).
Du lịch y tế trên thế giới1. Lịch sử phát triểnLịch sử du lịch y tế đã diễn ra trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong thời kỳ này, du lịch y tế bắt đầu với sự xuất hiện của các spa và nơi nghỉ dưỡng sức khỏe, nơi có suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng. Truyền thuyết cho rằng phòng tắm được cho là nơi thiêng liêng và kết nối mọi người với các vị thần của họ. Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đã tham gia du lịch y tế một cách tích cực. 2. Các loại hình du lịch y tếa. Du lịch y tế nội địa- Du lịch nội địa (domestic medical tourism) còn được gọi là du lịch y tế địa phương, là khi các cá nhân đi từ tỉnh, thành, tiểu bang này sang tỉnh, thành, tiểu bang khác trong cùng một quốc gia bản địa của mình để tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. - Ban đầu, thuật ngữ "du lịch y tế nội địa" được sử dụng ở Mỹ, cho công dân Mỹ đi qua ranh giới tiểu bang hoặc từ thành phố này sang thành phố khác cho các mục đích chăm sóc y tế. Những lý do chính cho du lịch y tế trong nước là chi phí thấp hoặc tại địa phương cư trú không có kỹ thuật chăm sóc theo nhu cầu. - Lợi thế của du lịch nội địa là khoảng cách ngắn hơn và nhanh hơn so với du lịch y tế xuyên biên giới. Không chỉ vậy, du lịch y tế trong nước còn giúp hạn chế thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài. b. Du lịch y tế quốc tế- Du lịch y tế quốc tế hay Du lịch y tế xuyên biên giới (cross-border medical tourism), loại hình này khá nổi tiếng trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu, theo đó công nhân, người di cư và người về hưu sẽ đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để chăm sóc y tế. - Loại hình du lịch y tế quốc tế này đòi hỏi khách du lịch phải đi một quãng đường dài hơn và mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết tất cả các nước Châu Âu đều có hệ thống chăm sóc sức khỏe với độ bao phủ toàn dân ở mức độ cao, nhưng trong một số trường hợp, công dân châu Âu có thể tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia thành viên EU khác. Đức, Tây Ban Nha, Hung-ga-ri và Bỉ là nước cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và thu hút bệnh nhân từ nước ngoài đến điều trị. - Ngày nay, thuật ngữ du lịch y tế xuyên biên giới đã được toàn cầu hóa thành thuật ngữ "du lịch y tế" và nó đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây và trở thành một ngành công nghiệp đặc biệt trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển. c. Du lịch y tế “Diaspora”-Diaspora - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ("διασπορά”), có nghĩa là sự di trú của một nhóm người, có cùng nguồn gốc dân tộc, khỏi vùng đất định cư hay vùng đất tổ tiên). Đây là loại hình du lịch y tế đặc biệt dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đến để du lịch y tế. - Diaspora có thể bao gồm kết hợp thăm gia đình, du lịch di sản văn hoá, du lịch y tế, du lịch kinh doanh. Loại hình du lịch y tế này thường được sử dụng bởi thế hệ người nhập cư đầu tiên hoặc thứ hai và họ có điều kiện đi du lịch trong nước hoặc quốc tế. Ví dụ, du lịch y tế Diaspora được thực hiện bởi ủy ban người nước ngoài Somalia ở Hoa Kỳ nơi họ tài trợ cho các bệnh nhân được điều trị ở Đức. - Du lịch y tế “Diaspora” được thực hiện trong xã hội có chung sự tương đồng về môi trường văn hoá, gia đình, ngôn ngữ và có kỳ vọng thấp hơn so với các loại hình khác về chăm sóc sức khoẻ. Malaysia hiện đang dẫn đầu châu Á về loại hình du lịch y tế “Diaspora” này, đặc biệt là thu hút khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông. (Nguồn: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh) |