Bài 9. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti (lớp giữa) và lõi Trái Đất:

 + Vỏ Trái Đất chỉ dày từ 5 10 km đến khoảng 20 km ở đáy đại dương, nhưng ở 1 những khu vực có các khối núi cao đổ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70 km

 + Man-ti là lớp áo dày đến 2 900 km bao bọc lối Trái Đất và chiếm gần 70 % khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn. Lớp này đã “nguội” hơn so với lõi Trái Đất nhưng nhiệt độ cũng từ khoảng 1 300 °C đến trên 2 000 °C.

 + Lõi Trái Đất là một khối cầu có bán kính gần 3 400 km, chiếm gần 30 % khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu là sắt. Lõi Trái Đất lại chia thành hai lớp: lỗi trong rắn, lõi ngoài lỏng Nhiệt độ ở lõi Trái Đất nóng như trên bề mặt Mặt Trời, từ khoảng 4000 °C đến 5.000 C.

- Thạch quyền là lớp vỏ đá của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên củng của man-ti. Thạch quyển dày khoảng 100 km.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn

 + Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (ví dụ: đá sét, đá cát, đá vôi).

 + Còn các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại, gọi là đá mac-ma (ví dụ: đá gra-nit, đá ba-dan).

@1019989@

2. Các mảng kiến tạo

- Theo các nhà khoa học địa chất, thạch quyền được chia tách bởi các đứt gãy sâu tạo thành các mảng, gọi là các mảng kiến tạo.

- Bảy mảng kiến tạo lớn là mảng Á Âu, mảng châu Phí, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Ấn Úc, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra, còn có nhiều mảng nhỏ hơn.

Lược đồ các mảng kiến tạo lớn.

- Các mảng kiến tạo chuyển động tách xa nhau, đó là phần ở giữa các đại dương thế giới.

- Các mảng này lại có chuyển động xô vào nhau như giữa mảng Ấn – Úc và mảng Á – Âu giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Á – Âu.

@1020180@

3. Núi lửa và động đất

a. Núi lửa

- Núi lửa là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (gọi là mac-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.

- Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là nguyên nhân gây ra núi lửa.

- Phần lớn núi lửa nằm dọc ven biển hoặc giữa đại dương. Trên các đảo và ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới, được gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. “Vành đai lửa Thái Bình Dương” kéo dài từ Niu Di-lân, qua Nhật Bản, A-lax-ca, trải suốt bờ tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Lược đồ Vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Núi lửa phun trào gây nhiều thảm hoạ. Tuy nhiên, phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, đất ở vùng xung quanh núi lửa đã tắt rất màu mỡ, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà thảy điện địa nhiệt và có thể khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

Núi Phú Sĩ - Nhật Bản là một núi lửa đã ngưng hoạt động với lần cuối phun trào là khoảng năm 1707-1708.

@1019716@@1019830@

b. Động đất

- Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất. Có nhiều nguyên nhân sinh ra động đất, nhưng chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.

- Các trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở, ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm hoạ kép động đất sóng thần tàn phá các địa phương ven biển. Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Để dự báo được địa điểm và thời gian xảy ra động đất, hiện nay con người đã thiết lập nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác nhằm cố gắng hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra.