Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Quá trình nội sinh

- Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...

- Các quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,... Kết quả là hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

2. Quá trình ngoại sinh

Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt trời.

Đá trầm tích Antelope Canyon.

- Các quá trình ngoại sinh thể hiện ở sự phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác thông qua nước chảy, gió thổi, băng hả, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.

Đá ở hoang mạc bị cát và gió bào mòn tạo thành các nấm đá.

- Quá trình ngoại sinh làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

Những khu vực gần biển bị biển xâm thực do tác động của sóng biển.

@1036080@@1036219@

3. Hiện tượng tạo núi

 Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lục sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).

1. Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

2. Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất  với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt trời, xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

3. Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lục sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).