Bài 9. Các nhóm thủy sản và một số phương thức nuôi phổ biến

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THỦY SẢN

1. Phân loại các loài thủy sản theo nguồn gốc

a. Loài thuỷ sản bản địa

- Loài thuỷ sản bản địa là loài thuỷ sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên,

ở khu vực địa lí xác định.

- Ví dụ: Một số loài thuỷ sản bản địa ở Việt Nam như cá diếc, ốc nhồi, ếch đồng,...

Cá điếc.hoc24

b. Loài thuỷ sản nhập nội

Loài thuỷ sản nhập nội là những loài thuỷ sản được nhập từ nước ngoài về nuôi ở Việt Nam.

Ví dụ: cá hồi vân, cá tầm, cá nheo Mĩ,...

Cá hồi viên.hoc24

2. Phân loại các loài thuỷ sản theo đặc tính sinh vật học

a. Theo đặc điểm cấu tạo

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, các loài thuỷ sản được phân thành năm nhóm:

- Nhóm cá: là động vật có xương sống, bơi bằng vây, thở bằng mang,... có thể là:

+ Cá nước ngọt (cá tra, cá rô phi, cá diếc,...).

+ Cá nước mặn, lợ (cá vược, cá song, cá chim vây vàng....).

loading...
Cá chép.hoc24

- Nhóm động vật giáp xác: là một nhóm lớn các động vật chân khớp (tôm, cua,...).

loading...
Cua.hoc24

- Nhóm động vật thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể):

+ Là những động vật có các đặc điểm như cơ thể mềm.

+ Có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tuỷ lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đồi (nghêu, sò huyết, trai, hến, mực,...).

Ốc nhồi.hoc24

- Nhóm rong, tảo:

+ Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào hoặc đa bào.

+ Loài có kích thước nhỏ (tảo xoắn Spirulina) nhưng cũng có loài có kích thước lớn (rong nho, rong sụn,...).

Rong sụn.hoc24

- Nhóm bò sát và lưỡng cư:

+ Bò sát là những động vật có xương sống, có màng ối, thở bằng phổi, chuyển dịch bằng cách bò sát đất (thắn lần, rắn, cá sấu,...), có thể sống trên cạn hoặc dưới nước.

Ba ba.hoc24

+ Lưỡng cư là một lớp động vật có xương sống, máu lạnh, có thể sống dưới nước lẫn trên cạn (ếch,...). Chúng được nuôi để lấy thịt, lấy da, dùng làm thực phẩm hoặc làm đồ mĩ nghệ.

Ếch.hoc24

b. Theo tính ăn

Các loài thủy sản được chia thành ba nhóm:

- Nhóm ăn thực vật: cá trắm cỏ.

- Nhóm ăn tạp: cá rô phi.

- Nhóm ăn động vật: cá quả.

c. Phân loại theo yếu tố môi trường

- Tuỳ theo khả năng chịu mặn mà các loài thuỷ sản nuôi được phân loại thành các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

- Ví dụ: cá chép sống trong nước ngọt, cá song (cá mú) sống ở nước mặn.

- Theo điều kiện khí hậu môi trường mà các loài cá được phân loại thành:

+ Cá ôn đới - nước lạnh (cá tầm, cá hồi,...).

Cá hồi vân.hoc24

+ Cá nhiệt đới - nước ấm (cá rô phi, cá tra,...).

Cá rô phi.hoc24

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

1. Nuôi trồng thủy sản quảng canh

loading...
Nuôi trồng thủy sản quảng canh.hoc24

- Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn và con giống trong tự nhiên:

+ Diện tích ao, đầm nuôi quảng canh thường rất lớn.

+ Ít được đầu tư về cơ sở vật chất.

+ Mật độ nuôi thấp.

- Hiện nay mô hình này thường bị hạn chế do diện tích nuôi quảng canh bị thu hẹp và hiệu quả kinh thế thấp.

- Ưu điểm:

+ Vốn vận hành sản xuất thấp do không phải chi phí đầu tư cho con giống và thức ăn.

+ Ít chịu rủi ro về vấn đề dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

+ Giá bán sản phẩm cao hơn sản phẩm từ các phương thức nuôi khác.

- Nhược điểm:

+ Năng suất và sản lượng thấp.

+ Quản lí và vận hành sản xuất khó khăn.

2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh

Ao nuôi cá bán thâm canh.hoc24

- Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh là phương thức nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi.

- Sự tăng trưởng của loài thuỷ sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

- Ưu điểm:

+ Dễ dàng vận hành, quản lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nuôi.

+ Phương thức nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi quảng canh.

- Nhược điểm:

+ Chưa áp dụng công nghệ cao.

+ Năng suất thấp hơn phương thức nuôi thâm canh.

3. Nuôi trồng thủy sản thâm canh

Ao nuôi tôm thâm canh.hoc24

- Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh là phương thức nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm soát quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi thông qua việc cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, nguồn nước cấp và thoát chủ động.

- Môi trường nuôi được quản lí nghiêm ngặt, có sự hỗ trợ của các trang thiết bị phục vụ nuôi thuỷ sản.

- Ưu điểm:

+ Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lí và vận hành.

+ Năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Nhược điểm:

+ Vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.