Nội dung lý thuyết
Bảng sau đây ghi thời gain và quãng đường chuyển động của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.
Để biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian của người đi xe đạp ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai tia \(Os\) và \(Ot\) vuông góc với nhau tại \(O\), gọi là hai trục toạ độ.
Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm đó lại ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian của người đi xe đạp và được gọi là đồ thị quãng đường- thời gian.
❓Sử dụng đồ thị để trả lời các câu hỏi dưới đây.
Hình dưới đây là đồ thị quãng đường- thời gian của một vật chuyển động.
Từ đồ thị này có thể tìm được quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian nào đó.
Ví dụ, muốn biết sau 2 giây vật đi được quãng đường bao nhiêu ta làm như sau:
❓Sử dụng đồ thị để trả lời các câu hỏi dưới đây.
Tốc độ có mối liên hệ với số vụ tai nạn giao thông và mức độ ảnh hưởng lên người và xe khi va chạm giao thông.
Để đảm bảo an toàn, người lái xe cần chủ động điều chỉnh tốc độ xe phù hợp với tình hình giao thông thực tế và giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe của mình.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
\(v=60\) | 35 |
\(60< v\le80\) | 55 |
\(80< v\le100\) | 70 |
\(100< v\le120\) | 100 |
Khi điều khiển xe tham gia giao thông cần tuân thủ các biển báo tốc độ tối đa cho phép. Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.
1. Đồ thị quãng đường- thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
2. Từ đồ thị quãng đường- thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, thời gian chuyển động của vật).
3. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.