Bài tập (Chủ đề 4)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Tốc độ của xe là:

\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{600}{30}=20\) (m/s)

2. Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8 m/s.

a) Xe đi được bao xa trong 8 s?

Quãng đường xe đi được trong 8 s là:

\(s=v.t=8.8=64\) (m)

b) Cần bao lâu để xe đi được 160 m?

Thời gian để xe đi được 160 m là:

\(t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{160}{8}=20\) (s)

3. Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường- thời gian của chuyển động như hình dưới đây.

Đồ thị quãng đường- thời gian là đường thẳng nằm nghiêng, chứng tỏ vật chuyển động với tốc độ không đổi.

Trong suốt hành trình 4 h vật đi được tổng quãng đường là 20 m. Tốc độ của chuyển động là:

\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{20}{4}=5\) (m/s)

4. Trong hình dưới đây, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài.

a) Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.

Trên trục thời gian tìm giá trị 1 h, kẻ đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 1 h và cắt đồ thị quãng đường- thời gian của xe A tại một điểm.

Đoạn thẳng nằm ngang đi qua điểm đó cắt trục thẳng đứng tại vị trí 50 km.

Vậy sau 1 h xe A đi được quãng đường là 50 km.

b) Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ hai của chuyến đi?

Cách 1: Dựa vào độ dốc của đồ thị có thể thấy tốc độ của xe A giảm đi trong giờ thứ hai của chuyến đi

Cách 2: Nhận xét thấy trong giờ đầu xe A đi được quãng đường là 50 km, trong giờ thứ hai xe A đi được quãng đường là 20 km, như vậy tốc độ trong giờ thứ hai nhỏ hơn tốc độ trong giờ đầu.

c) Xe B chuyển động nhanh hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?

Cách 1: Dựa vào độ dốc của đồ thị có thể thấy tốc độ của xe B nhỏ hơn tốc độ của xe A.

Cách 2: Nhận xét thấy trong giờ đầu xe A đi được quãng đường là 50 km, xe B đi được quãng đường là 25 km, như vậy xe B chuyển động chậm hơn xe A.