Nội dung lý thuyết
2. Các giai đoạn phát triển
c. Giai đoạn 1965 - 1968
* Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Đặc điểm của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:
+ Tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
+ Âm mưu: thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” ở miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Những thắng lợi tiêu biểu:
+ Quân sự: thắng lợi mở đầu ở Núi Thành, Vạn Tường; chiến thắng trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967; thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 buộc Mỹ chấm dứt không điều kiện bắn phá miền Bắc.
+ Chính trị: phòng trào đấu tranh của công nhân, học sinh sinh viên đòi Mỹ rút quân phát triển, vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nâng cao.
+ Ngoại giao: đấu tranh ngoại giao được nâng lên thành một mặt trận năm 1967; đàm phán chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Chính phủ Mỹ tại Pa-ri năm 1968.
* Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của MỸ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương.
- Ngày 5/8/1964 Mỹ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, cho không quân đánh phá một số nơi ở miền Bắc.
- Từ năm 1965 Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
- Âm mưu của Mỹ: phá hoại miền Bắc, ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, uy hiếp tinh thần nhân dân Việt Nam.
- Thắng lợi của quân dân miền Bắc:
+ Bắn rơi và phá huy 3243 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến. Cuối năm 1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
+ Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương, đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
d. Giai đoạn 1969 - 1973
* Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ
- Từ năm 1969, Mỹ mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
- Đặc điểm của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”:
+ Chủ yếu sử dụng quân đội Sài Gòn.
+ Có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hải quân và hậu cần Mỹ.
+ Do cố vấn Mỹ chỉ huy.
+ Tiếp tục viện trợ cho quân đội Sài Gòn.
+ Mở các cuộc hành quân sang Cam-pu-chia (1970) và Lào (1971).
+ Hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc với Việt Nam.
+ Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Một số thắng lợi của ta:
+ Quân sự: Đánh bại các cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia, cuộc hành quân Lam Sơn 719; chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng thắng lợi (1972); đặc biệt cuộc Tiến công chiến lược 1972 buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
+ Chính trị: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ra đời (6/1969); Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mỹ (4/1970).
+ Ngoại giao: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết.
* Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương.
- Hoạt động của Mỹ:
+ Từ tháng 4 - 12/1972 Mỹ tiếp tục gây chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
+ Từ 18 - 29/12/1972 Mỹ tiến hành tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc.
- Thắng lợi của quân dân miền Bắc:
+ Bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52.
+ Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mỹ tuyênn bố hẳn các hoạt động ngừng bắn miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri năm 1972.
- Trong những năm 1969 - 1972 miền Bắc tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.