Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Bối cảnh lịch sử
- Thế giới:
+ Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây căng thẳng.
+ Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển.
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Trung Quốc đạt nhiều thành tựu.
- Trong nước: sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền.
+ Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước.
+ Miền Nam: Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
2. Các giai đoạn phát triển chính
a. Giai đoạn 1954 - 1960
* Miền Bắc:
- Giai đoạn 1954 - 1957: hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
+ Thực hiện được 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng”.
+ Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được tiến hành trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
- Giai đoạn 1958 - 1960: cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.
+ Trọng tâm là phát triển kinh tế quốc doanh.
- Ý nghĩa:
+ Bước đầu phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc.
+ Tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn tiếp theo.
+ Xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
* Miền Nam:
- Giai đoạn 1954 - 1958: đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng:
+ Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi quyền tự do, dân chủ, chống khủng bố, đàn áp.
+ Từ 1957 đấu tranh chuyển dần sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Giai đoạn 1959 - 1960: Phong trào Đồng khởi
+ Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ đế quốc Mỹ.
+ Giai đoạn đầu phong trào diễn ra ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng, sau đó lan nhanh thành phong trào khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, tiêu biểu là tỉnh Bến Tre.
+ Kết quả, ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
b. Giai đoạn 1961 - 1965
* Miền Bắc: thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
- Mục đích: xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là phát triển công nghiệp, tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân.
- Hoạt động chi viện cho tiền tuyến đẩy mạnh.
* Miền Nam: chiến đấu chống “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
- Đặc điểm của chiến lược chiến tranh đặc biệt:
+ Quân đội Sài Gòn.
+ Cố vấn Mỹ chỉ huy.
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của Mỹ.
+ Âm mưu: dồn dân lập “Ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.
- Những thắng lợi của ta: Quân ta chiến đấu trên ba vùng chiến lược và đánh địch bằng ba mũi giáp công và giành nhiều thắng lợi quan trọng.
+ Quân sự: Chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,...
+ Chính trị: phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng phát triển, hoạt động của “đội quân tóc dài”,...
+ Phong trào phá “Ấp chiến lược”: giữa năm 1965, “Ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược bị phá sản về cơ bản.