Bài 8-9-10. Tế bào nhân thực

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

BÀI 8-9-10

TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Đặc điêm chung của tế bào nhân thực:

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.

- Có nhân và màng nhân bao bọc.

- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.

- Các bào quan đều có màng bao bọc.

II. Nhân tế bào và ribôxôm:

1. Nhân tế bào:

a. Cấu trúc:

- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet.

- Phía ngoài là màng bao  bọc(màng kép giống màng sinh chất) dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.

- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với prôtein) và nhân con.

b. Chức năng:

- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.

2. Ribôxôm:

a. Cấu trúc: 

- Ribôxôm không có màng bao bọc.

- Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.

b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.

III. Lưới nội chất:

 

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Cấu

trúc

 Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia. Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

Chức năng

- Tổng hợp prôtein tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtein cấu tạo nên màng tế bào, prôtein dự trữ, prôtein kháng thể.

- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtein mới được tổng hợp.

- Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với cơ thể.

 

- Điều hoà trao đổi chất, co duỗi cơ.

IV. Bộ máy Gôngi:

1. Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

2. Chức năng:

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp(prôtein, lipit. Gluxit…) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- Ở tế bào thực vật: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit cấu trúc nên thành tế bào.                                          

V. Ti thể:

1. Câu trúc:

Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:

- Màng ngoài trơn không gấp khúc.

- Màng tronggấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong chất nền có chứa ADN và ribôxôm.

2. Chức năng:

Giữ chức năng cung cấp năng lượng (ATP) cho hoạt động sống của tế bào.

VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):

1. Cấu trúc:

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía trong:

+ Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.

+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

2. Chức năng:

- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học

- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.

VII. Một số bào quan khác:

1. Không bào:

- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.

- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.

+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.

+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV).

+ ở ĐV nguyên sinh có khong bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.

2. Lizôxôm:

- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.

- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.  

VIII. Khung xương tế bào:

1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Vi ống là những ống hình trụ dài.

- Vi sợi là sợi dì mảnh.

2. Chức năng:

- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.

- Tạo hình dạng của tế bào.

- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)

1. Cấu trúc:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động.

- Gồm 1 lớp kép phospholipid quay đầu kỵ nước vào nhau. Có các phân tử protein xen kẽ (xuyên màng) hoặc liên kết ở bề mặt.

- Các tế bào động vật có cholesterol làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.

- Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào, protein liên kết với lipid tạo lipoprotein hay liên kết với cacbohydrat tạo glycoprotein.

2. Chức năng:

- Tự điều chỉnh với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào:

Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

-   Tế bào thực vật: Xenlulôzơ.

-   Tế bào nấm: Kitin.

-   Tế bào vi khuẩn: peptiđoglican.

2. Chất nền ngoại bào:

- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.

- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

  


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 1 2022 lúc 21:44) 0 lượt thích
Tống Thị Quỳnh Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 12 2021 lúc 22:10) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 11 2021 lúc 22:13) 0 lượt thích
Smile đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (23 tháng 11 2021 lúc 20:27) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 8 2021 lúc 16:32) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 8 2021 lúc 19:41) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 8:36) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 7 2021 lúc 12:08) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 7 2021 lúc 8:09) 0 lượt thích
Lê Thu Dương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (15 tháng 4 2021 lúc 21:16) 0 lượt thích

Khách