Nội dung lý thuyết
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ tây sang đông.
- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, ở trục Trái Đất có các đặc điểm:
+ Nghiêng một góc không đổi là 66°33' so với mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt 5 quá trình chuyển động.
- Thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng quay xung quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm có 365 ngày 6 giờ.
- Do đặc điểm của trục Trái Đất mà khi thì bán cầu Bắc, khi thì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Vào ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngã về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thăng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân phối đều cho cả hai bán cầu.
- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Bắc lớn hơn góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Nam. Bản cầu Bắc nhận được nhiều ảnh sáng và nhiệt hơn bán cầu Nam nên bán cầu Bắc là mùa nóng. còn bán cầu Nam là mùa lạnh.
- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc, vì vậy bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh. Thời gian mùa của hai bản cầu trái ngược nhau.
- Do góc chiếu của tia sáng mặt trời khác nhau nên đặc điểm mùa ở các vùng vĩ độ cũng khác nhau. Vùng vĩ độ trung bình (vùng ôn đới) có sự thay đổi rõ rệt gốc chiếu của tia sáng mặt trời trong năm nên có bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) rất khác biệt.
- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Bắc đều có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều có đêm dài ngày ngắn.
- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Bắc đều có đêm dài ngày ngắn.
- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngã về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Từ vòng cực Bắc (66°33B) đến cực Bắc và từ vòng cực Nam (66°33′N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông).
1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ tây sang đông và luôn nghiêng một góc không đổi là 66°33' so với mặt phẳng quỹ đạo.
2. Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hệ quả là phân chia mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.