Bài 7. Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Nội dung lý thuyết

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng

- Tổ chức tuyên truyền về vai trò, giá trị của rừng trong việc ứng phó với:

+ Biến đổi khí hậu.

+ Giá trị kinh tế, xã hội.

+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của các tổ chức,...

2. Trồng cây

- Trồng rừng, trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn sẽ tạo ra nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người.

=> Giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng, giúp bảo vệ tài nguyên rừng.

- Cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xi nghiệp, khu công nghiệp,...

- Ngoài ra, cây xanh còn được trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa,...

3. Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng

- Nghiêm cấm các hành vi phá hoại tài nguyên rừng.

- Tăng cường công tác tuần tra, giám sát để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng,...

- Làm hàng rào bảo vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

4. Phòng chống cháy rừng

- Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống cháy rừng như:

+ Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Chủ động các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng,...

5. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên

Biện pháp bảo vệ rừng.hoc24

* Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lí được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

- Trong đó, đa dạng sinh học là sự phong phú về gene, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

- Có bốn loại khu bảo tồn thiên nhiên là:

+ Vườn quốc gia.

+ Khu dự trữ thiên nhiên.

+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh.

+ Khu bảo vệ cảnh quan.

* Việc xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ góp phần quan trọng trong:

- Bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học.

- Bảo vệ nguồn gene sinh vật, đặc biệt là nguồn gene sinh vật quý hiếm.

6. Chính sách và luật bảo vệ, phát triển rừng

- Có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Đầu tư cho các hoạt động:

+ Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

+ Bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ.

+ Đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất,...

- Có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất.

- Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc,...

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG PHỔ BIẾN

1. Khai thác trắng

Khai thác trắng.hoc24

- Khai thác trắng là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác (dưới 1 năm).

- Để phục hồi rừng sau khi khai thác trắng, cần phải tiến hành trồng rừng.

- Ở nước ta, hiện nay phương thức khai thác trắng không áp dụng ở những nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều.

2. Khai thác dần

Khai thác dần.hoc24

- Khai thác dần là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định (khoảnh chặt):

+ Quá trình chặt được thực hiện trong nhiều mùa khai thác (từ 3 đến 4 mùa) với thời gian khai thác kéo dài.

- Rừng được khai thác bằng hình thức này sẽ tự phục hồi nhỏ sự tái sinh tự nhiên của cây rừng.

3. Khai thác chọn

Khai thác chọn.hoc24

- Khai thác chọn là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách:

+ Chọn chặt các cây đã thành thục.

+ Giữ lại những cây còn non.

+ Cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

- Hình thức khai thác này không hạn chế thời gian, số lần khai thác.

- Rừng sẽ tự phục hồi nhờ sự tái sinh tự nhiên của cây rừng.