Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thiên văn, lịch (âm lịch): do nhu cầu sản xuât nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người xưa đã quan sát bầu trời, trăng, sao, Mặt Trời... từ đó hình thành nên kiến thức về thiên văn và làm ra lịch. Người phương Đông chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày.
- Chữ viết: người phương Đông sáng tạo ra chữ tượng hình, mô phỏng vật thể để nói lên ý nghĩ con người. Người Ai Cập viết chữ trên giấy Pa-pi-rút, người Trung Quốc viết chữ trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…
- Toán học:
+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16.
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
+ Người Ấn Độ phát minh ra số 0.
- Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)...
- Thiên văn, lịch pháp: lịch của người Hi Lạp và Rô-ma dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo hệ chữ cái Latinh a, b, c,...
- Chữ số: số thường 1, 2, 3,... và số La Mã I, II, III,...
- Các ngành khoa học cơ bản: đạt nhiều thành tựu rực rỡ Toán học, Thiên văn, Vật lý, Sử học, Triết học,..
- Văn học cổ: Hy Lạp phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo: Ê-đíp làm vua...
- Kiến trúc: Đền Pác-tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ Nữ...