Bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

- Địa điểm: trên 2 bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.

+ Đây là khu vực có nhiều hải cảng, do vậy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, việc buôn bán diễn ra sôi nổi với các khu vực khác như Lưỡng Hà, Ai Cập.

+ Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa, cư dân Hi Lạp và Rô-ma trồng các loại cây như nho, ô liu, làm đồ thủ công, đồ gốm, nấu rượu nho... phát triển.

=> Nền kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương.

- Thời gian: khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN.

Lược đồ quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
Lược đồ quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma

 

@15973@

2. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?

a. Xã hội

- Trong xã hội có 2 giai cấp cơ bản:

+ Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ. Họ chỉ hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, sung túc.

+ Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, bị đối xử tàn tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”.

- Do tình trạng bóc lột, bạo hành nặng nề, nô lệ liên tục nổi dậy đấu tranh (tiêu biểu cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71 - 73 TCN).

Chủ nô đánh đập nô lệ
Chủ nô đánh đập nô lệ

b. Thể chế nhà nước

-  Nhà nước các quốc gia cổ đại phương Tây tổ chức theo chế độ chiếm hữu nô lệ. Đó là chế độ mà trong xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ.