Bài 6. Tự nhận thức bản thân

Nội dung lý thuyết

1. Thế nào là tự nhận thức bản thân?

*Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

“CON GÀ” ĐẠI BÀNG

      Ngày xưa, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng, với quả trứng lớn. Bổng xảy ra trận động đất khiến quả trứng đại bàng lăn xuống núi và rơi vào chỗ gà mẹ đang ấp. Gà mẹ ấp luôn cả quả trứng lớn ấy. Ổ trứng gà mẹ ấp ủ đã nở ra một đàn gà và một chú đại bàng đáng yêu. Gà mẹ yêu thương và nuôi dạy đại bàng như con của mình. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, nó nhìn thấy những chú chim có hình dáng giống mình đang sải cánh bay cao trên bầu trời.

      Đại bàng kêu lên:

      - Ôi! Ước gì tôi có thể bay như những chú chim đó.

      Đàn gà cười ầm lên: 

     - Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao.

      Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo đó là điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng đã tin rằng là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà.

*Gợi ý trả lời câu hỏi

a. Vì sao "con gà" đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng?

- “Con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng khác vì: Mặc dù ban đầu đã có ước muốn bay cao như đại bàng. Tuy nhiên nó luôn nghĩ nó là gà chứ không phải là loài chim nên không thể bay, không nhận thức được khả năng của bản thân mình.

b. Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân:

+ Phải biết nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bản thân mình để phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục điểm yếu.

+ Nếu chúng ta có mơ ước tốt đẹp, thì hãy theo đuổi ước mơ đó. Bằng cách hãy luôn cố gắng học hỏi thay đổi và hoàn thiện bản thân… 

@1366977@

⇒ Tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … )

2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân

- Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình thì chúng ta sẽ nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân thì chúng ta sẽ biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn thử thách để đặt ra miệu tiêu, ra quyết định phù hợp…

- Dễ đồng cảm chia sẻ với người khác vì khi ta biết mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác khau nên nếu ai đó dù có gắng hêt sức nhưng công việc vẫn không đạt hiều quả cao thì ta cũng dễ đồng cảm, có cách ứng xử phù hợp…

- Có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh vì biết rõ mong muốn của bản thân, giúp giao tiếp và ứng xử phù hợp với người khác.

3. Cách tự nhận thức bản thân

- Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với những khó khăn,…Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

- Liệt kê những điểm mạnh điểm yếu của mình để phát huy được điểm mạnh, và cố gắng khắc phục những điểm yếu của mình, để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn 

- Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và địa phương…

- Thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).

2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.