Bài 6: Thực hành biểu diễn vật thể

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 6: Thực hành biểu diễn vật thể

Tóm tắt lý thuyết

I - CHUẨN BỊ

  • Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy,...
  • Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
  • Tài liệu: Sách giáo khoa 

II - NỘI DUNG

Từ 2 hình chiếu vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể.

III - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu

Hình 1. Hai hình chiếu của ổ trục

  • Hình chiếu đứng gồm 2 phần, có kích thước khác nhau:
    • Phần trên có chiều cao 28, đường kính 30
    • Phần dưới có chiều cao 12, chiều dài là 60
  • Ở giữa là lỗ khoét hình trụ có Φ14, cao 40
  • Ở đế có hai rãnh khoét

Bước 2. Vẽ hình chiếu thứ 3 bên phải hình chiếu đứng

Lần lượt vẽ từng bộ phận như cách vẽ giá chữ L ở Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản

Hình 2. Hình dạng của ổ trụ

Hình 3. Vẽ hình chiếu thứ ba

Bước 3. Vẽ hình cắt

  • Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng
  • Đối với ổ trục, hình chiếu đứng là hình đối xứng, nên chọn mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên để quan lỗ chính giữa của ổ trục và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Hình cắt một nửa ổ trục thể hiện rõ hơn lỗ, chiều dày của ống rãnh và chiều dày của đế

 

Hình 5. Hình cắt của ổ trục

Bước 4. Vẽ hình chiếu trục đo

  • Chọn trục đo
  • Chọn mặt phẳng cơ sở

Hình 6. Chọn trục đo và mặt phẳng cơ sở

  • Tiến hành vẽ theo các bước

Hình 7. Vẽ hình chiếu trục đo của ổ trục

  • Tẩy xóa nét thừa, tô đậm hình

Hình 8. Hình dạng của vật thể sau khi đã tiến hành các bước vẽ

Lời kết

Hi vọng với Thực hành biểu diễn vật thể đã được học ở trên, các em sẽ đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản; biết cách vẽ hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.