Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, Ấn Độ bước vào thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc - thời Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây - bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319-467). Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ vương triều Gúp-ta (319 – 467) là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.
+ Ở bắc Ấn Độ, Đạo Phật đã được hình thành, phát triển và truyền ra nhiều nơi. Cùng với sự truyền bá Phật giáo và lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa).
+ Ngoài ra, đạo Hindu (hay Ấn Độ giáo) cũng ra đời và phát triển. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần thánh, trong đó chủ yếu là 3 thần: Bộ ba Bra-ma (thần Sáng tạo), Si-va (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), các vị thần này là những lực lượng siêu nhiên mà con người phải sợ hãi.
+ Chữ viết: hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
- Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).