Bài 6: Bản vẽ các khối tròn

Nội dung lý thuyết

Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay 

Tóm tắt lý thuyết

I - KHỐI TRÒN XOAY

Các khối tròn xoay thường gặp:

Hình 1. Một số khối tròn xoay

  • Cách tạo thành hình trụ: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ

Hình 2. Cách tạo thành hình trụ

  • Cách tạo thành hình nón: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón

Hình 3. Cách tạo thành hình nón

  • Cách tạo thành hình cầu: Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu

Hình 4. Cách tạo thành hình cầu

Tóm lại: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình

II - HÌNH CHIẾU CỦA HÌNH TRỤ, HÌNH NÓN, HÌNH CẦU

1. Hình trụ

Hình 5. Hình trụ và các hình chiếu của hình trụ

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình chữ nhật d, h
Bằng Hình tròn d
Cạnh Hình chữ nhật d, h

Bảng 1. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình trụ

2. Hình nón

Hình 6. Hình nón và các hình chiếu của hình nón

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Tam giác cân d, h
Bằng Hình tròn d
Cạnh Tam giác cân d, h

Bảng 2. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình nón

3. Hình cầu

Hình 7. Hình cầu và các hình chiếu của hình cầu

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tròn d
Bằng Hình tròn d
Cạnh Hình tròn d

Bảng 3. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình cầu

Bài tập minh họa

Bài tập

Đặt các vật thể A, B, C, D, vào dưới bản vẽ hình chiếu của chúng.

Hình 6.1. Các vật thể

Hình 6.2 Các hình chiếu của vật thể

Gợi ý giải:

Lời kết

Sau khi học xong Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay, các em cần ghi nhớ:

  • Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình chữ nhật, của hình nón là hình tam giác cân và của hình cầu là hình tròn
  • Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của các khối tròn là hình tròn