Nội dung lý thuyết
Ngân sách nhà nước:
- Là toàn bộ các khọản thu, chi của nhà nước.
- Được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 ước giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 10.9% so với cùng kỳ năm 2022.
- Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở luật Ngân sách nhà nước.
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
- Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
- Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.
- Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
- Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
- Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
- Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
- Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Dùng ngân sách nhà nước để trả lương cho cán bộ cơ quan nhà nước, bộ đội, công an…
Công dân có quyền:
- Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
Công dân có nghĩa vụ:
- Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
- Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.