Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TRỒNG RỪNG

loading...
Trồng rừng.hoc24

1. Thời vụ trồng rừng

- Rừng sau khi trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Trồng rừng đúng thời vụ sẽ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

2. Kĩ thuật trồng rừng

a. Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng

* Chuẩn bị đất gieo.

* Chuẩn bị hạt giống.

* Kĩ thuật gieo hạt:

- Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích đất gieo.

- Phương thức gieo cục bộ có 2 phương pháp:

+ Gieo theo hàng.

+ Gieo theo khóm.

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu: thích hợp với đặc tính sinh vật học của cây, bộ rễ cây phát triển tự nhiên, có thể gieo trên các vùng đất rộng.

+ Nhược: số lần chăm sóc nhiều, tốn nhiều hạt giống, cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.

b. Trồng rừng bằng cây con

* Chuẩn bị hố trồng:

- Đào hố.

- Bón lót.

* Kĩ thuật trồng:

- Trồng bằng cây con rễ trần.

- Trồng bằng cây con có bầu.

* Ưu, nhược điểm:

- Ưu:

+ Cây con có sức đề kháng tốt nên tỉ lệ sống cao.

+ Tiết kiệm hạt giống.

+ Giảm số lần và thời gian chăm sóc.

- Nhược:

+ Chi phí sản xuất cao.

+ Giá thành vận chuyển cây con cao hơn hạt giống.

+ Cây con dễ bị tổn thương cơ giới.

+ Hệ rễ bị biến dạng trong quá trình ươm cây và vận chuyển.

II. CHĂM SÓC RỪNG

1. Làm cỏ, vun xới

loading...
Làm cỏ, vun xới.hoc24

- Định kì trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng. 

- Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.

- Tác dụng làm cho đất tươi xốp, khả năng thấm nước, trừ cỏ dại.

- Có thể làm cỏ, vun xới toàn diện hoặc cục bộ:

+ Phương thức toàn diện: áp dụng cho địa hình bằng phẳng.

+ Phương thức cục bộ: áp dụng cho địa hình đất dốc.

2. Bón phân thúc

Bón phân thúc.hoc24

- Nâng cao độ phì của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

- Nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

- Loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón tùy thuộc các nhân tố.

3. Tưới nước

Tưới nước.hoc24

- Nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Lượng nước tưới, số lần tưới phải căn cứ vào đặc điểm phân bố nông - sâu của hệ rễ.

4. Tỉa cành, tỉa thưa

Tỉa cành, tỉa thưa.hoc24

- Nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật.

- Dùng kéo, dao sắc, cưa,... để cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài của tán cây.

- Tiến hành tỉa cành vào đầu mùa khô.

- Tỉa thưa nhằm đảm bảo mật độ rừng trồng:

- Trường hợp gieo thẳng hoặc một hố trồng nhiều cây thì cây rừng ổn định:

+ Tiến hành tỉa bớt các cây trong hố trồng.

+ Mỗi hố chỉ để lại một cây để chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Cây con tỉa thưa có thể tận dụng để trồng dặm hoặc đem ươm để phục vụ cho các mục đích khác.

5. Trồng dặm

loading...
Trồng dặm.hoc24

- Sau khi trồng 20 - 30 ngày, kiểm tra tỉ lệ sống:

+ Nếu đạt 85% phải trồng dặm.

+ Nếu trên 85% thì chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung.