Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Nội dung lý thuyết

Hoạt động khám phá

Một đội đồng diễn có 3 hàng mặc áo đỏ và 2 hàng mặc áo vàng, mỗi hàng đều có 15 người. Hỏi đội đồng diễn đó có tất cả bao nhiêu người?

​@6356942@
​@6357013@

Khi tính giá trị biểu thức bằng hai cách, ta thấy
15 × (3 + 2) = 15 × 3 + 15 × 2. 

Từ đó ta có tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

  • Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
\(a\times(b+c)=a\times b+a\times c\)

Ví dụ 1: Tính giá trị biểu thức \(27\times 3+27\times7\) cách thuận tiện.

Theo tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta có:

\(27\times3+27\times7=27\times(3+7)=27\times10=270.\)

  • Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
\((a+b)\times c=a\times c+b\times c\)

Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức \(5\times8+15\times8\) bằng cách thuận tiện

Theo tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta có:

\(5\times8+15\times8=(5+15)\times8=20\times8=160.\)