Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácThí nghiệm: Hòa tan Na2CO3 và CaCO3 trong nước.
Hiện tượng: Na2CO3 tan hoàn toàn trong nước còn CaCO3 không tan.
Kết luận: Ở trong nước, có chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.
Tính tan của một số axit, bazo, muối.
Axit | Bazo | Muối |
Hầu hết các axit đều tan trong nước trừ axit silixic (HSiO3). | Phần lớn các bazo đều không tan trong nước, trừ một số bazo như KOH, NaOH, Ca(OH)2 (ít tan) ,Ba(OH)2. | Các muối của natri, kali đều tan. Tất cả các muối nitrat đều tan. Phần lớn muối clorua, sunfat tan được.Nhưng phần lớn muối cacbonat thì không tan. |
Màu sắc của một số chất không tan trong nước.
Để biểu thị khối lượng của chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng "độ tan".
Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí.
Độ tan của một chất trong nước:
Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Nói chung độ tan của chất rắn sẽ tăng khi tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khi sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!