Bài 4. Tôn trọng sự thật

Nội dung lý thuyết

1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật

a. Thế nào là tôn trọng sự thật?

*Em hãy đọc câu chuyện sau à trả lời câu hỏi:

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!

            Ga-li-lê ( Galiei, 1564 – 1642) là nhà toán học, vật lí học, thiên văn học, triết học người I-ta-li-a người mở đầu cho cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Thời ấy, mọi người quan niệm Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ; Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao quay xung quah Trái đất. Trái lại nhà bác học Cô- péc-nich (Copemicus) đã phát hiện ra và khẳng định rằng, Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh đều quay quanh Mặt Trời. Với việc cải tiến kính viễn vọng để quan sát bầu trười, Ga-li-lê đã chứng minh và bảo vệ cho quan điểm của Cô- péc-nich. Tuy nhiên, do phát ngôn trái với những quan điểm phổ biến thời bấy giờ, Ga-li-lê đã buộc phải quỳ trước Tòa án La Mã, thề từ bỏ quan điểm của mình và tuyên bố Trái Đất không quay. Nhưng sau đó, ông vẫn tuyên bố: “ Dù sao Trái Đất vẫn quay!” 

(?)Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật như thế nào?

*Gợi ý trả lời câu hỏi

- Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật được biểu hiện cụ thể:

+ Sự thật mà Ga-li-lê  bảo vệ là Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh đều quay quanh Mặt Trời, chứ không phải là Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ. 

+ Ga-li-lê  đã tôn trọng sự thật bằng cách tuyên bố: “ Dù sao Trái Đất vẫn quay!”

⇒ Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

b. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

*Một số biểu hiện của tôn trọng sự thật:

- Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.

Ngăn chặn những hành động xấu xa chính là tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải.

- Luôn dũng cảm nói lên sự thật.

Nhặt được của rơi trả lại người đã mất.

- Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

- Đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

@1340017@@1339957@

2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật

Đọc đoạn hội thoại dưới đây để trả lời câu hỏi

Bố của Toàn là một tấm gương về lòng trung thực. Ông thường dạy Toàn phải tôn trọng sự thật. Một lần, Toàn hỏi bố:

- Bố ơi, câu nói “ Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt” có đúng không ạ?

Bố Toàn ôn tồn trả lời:

- Không đúng đâu con. Người thẳng thắn, thật thà, biết tôn trọng sự thật sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp bởi tôn trọng sự thật, làm chứng cho sự thật là bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh oan sai, nhầm lẫn, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi, người thẳng thắn, thật thà, phải chịu thiệt thòi, thậm chí còn bị người xấu hãm hại. Nhưng khi con sống thật, con sẽ được mọi người quí mến, tin tưởng. Nếu con giả dối, mọi người sẽ ghét bỏ xa lánh con. Sự dối trá là nguyên nhân của những xung đột, đõ vỡ. Các nhà khoa học có chứng minh được rằng: Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn!

- Vâng ạ, con cảm ơn bố!

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại?

- Suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại: Đã giúp em có được bài học quý giá khi chúng ta nói thật, sống trung thực sẽ giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn.

b) Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa  trong cuộc sống: 

+ Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai

+ Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

+ Làm cho tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người.

3. Cách tôn trọng sự thật

*Em hãy đọc các thông tin dưới đây để:

- Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin?

- Thảo luận về cách tôn trọng sự thật?

1. Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Vũ đén bên chú phụ xe, thì thầm: “Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia đang móc túi ạ!”

2. Giờ ra chơi, Nam ném đá làm vỡ kính lớp học. Thầy giáo biết sự việc xảy ra nên hỏi cả lớp: “Ai đã làm vỡ kính lớp học?”. Cả lớp im lặng, căng thẳng. Dũng nhắc khẽ: “Nam cậu nhận lỗi đi!”. Nam tỉnh bơ: “Thầy không biết, chẳng tội gì phải nhận”. Thầy giáo hỏi “ Nam, em có biết ai không?”. Nam vội trả lời: “Thưa thầy, em thấy có một bạn ném đá vào của kính lớp học rồi chạy đi ạ!”. Thầy hỏi Dũng: “Lớp trưởng, đúng là như vậy chứ?” Dũng đứng dậy: “ Thưa thầy, em đã biết người làm điều đó. Sau giờ học, bạn ấy sẽ gặp riêng thầy để nhận lỗi ạ!”

3. Dung cùng mẹ đến nhà bác Mai chơi. Bác bóc bánh giò mời hai mẹ con. Dung lắc đầu, từ chối: “ Cháu cảm ơn bác, nhưng cháu không thích ăn món này. Ăn bánh giò béo, ngấy  lắm ạ!”. Mẹ Dung từ tốn: “Bác cho em xin miếng nhỏ, mẹ con em vừa mới ăn sáng ở nhà”

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống.

 + Tình huống 1: cách ứng xử của Vũ rất dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe ➝ Tán thành với hành động của Vũ.

 + Tình huống 2: Cách ứng xử của Dũng thẳng thắn, chân thành và tế nhị khi khuyên bạn nhận lỗi và phản ánh sự thật với thầy giáo. Ngược lại Nam không trung thực khi không dám nhận lỗi do mình gây ra, mà đỗ lỗi cho người khác.

 + Tình huống 3: Mẹ Dung là người từ tốn, tinh tế, khéo léo trong việc đáp lại lời mời. Còn Dung là  người chưa từ tốn, tinh tế, khéo léo khi nói sự thật.

⇒ Cách tôn trọng sự thật: 

+ Luôn nói thật với người thân, bạn bè…

+ Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái nhưng phải tôn trọng sự thât.

1. Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

2. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

3. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai, giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

4. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.