Bài 4. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. NÔNG NGHIỆP

a. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp bao gồm hai nhóm: nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội.

Thuận lợi
Nhân tố tự nhiênĐịa hình và đất

- 3/4 diện tích là đồi núi, đất feralit là chủ yếu => Thuận lợi phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc lớn.

- 1/4 diện tích là đồng bằng, đất phù sa là chủ yếu => Thuận lợi phát triển vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm. 

Khí hậu

- Mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào => Phát triển nông nghiệp nhiệt đới; cây trồng, vật nuôi sinh trưởng nhanh.

- Phân hoá => Tạo nên cơ cấu mùa vụ, sản phẩm đa dạng; là điều kiện để quy hoạch vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất.

Nguồn nước

- Sông ngòi dày đặc.

- Nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo phân bố khắp cả nước.

- Nước ngầm khá phong phú.

=> Nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Sinh vậtHệ động, thực vật phong phú => Cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
Nhân tố kinh tế - xã hộiDân cư và lao động

- Dân số đông => Thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

- Nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm sản xuất phong phú, trình độ lao động ngày càng cao => Thuận lợi áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Chính sách phát triển nông nghiệp

- Hỗ trợ sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư.

- Chuyển đổi chính sách => Tạo sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi,...

Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật- Tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao năng suất cây trồng.
Thị trường tiêu thụ nông sảnThúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.
Khó khăn

- Đất ở nhiều nơi bị thoái hoá, khí hậu nóng ẩm, biến đổi khí hậu, thiên tai => Xuất hiện sâu bệnh, thiên tai ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

- Cơ sở vật chất còn hạn chế ở một số nơi, sự biến động và yếu tố cạnh tranh thị trường.

b. Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp

* Tình hình chung

- Phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, liên kết chuỗi giá trị, đảy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.

- Năm 2021, tốc độ tăng trưởng đạt 31,8%, đóng góp hơn 70% tổng giá trị sản xuất toàn ngành.

- Cơ cấu nông nghiệp có xu hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

- Sản phẩm chủ lực được phát triển theo ba trục: cấp quốc gia, cấp tỉnh và đặc sản địa phương.

- Nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái được chú trọng phát triển.

*Ngành trồng trọt

- Chiếm hơn 60% giá trị sản xuất (năm 2021).

- Cơ cấu cây trồng đa dạng:

+ Cây lương thực.

+ Cây rau, đậu.

+ Cây công nghiệp.

+ Cây ăn quả.

=> Có xu hướng chuyển từ trồng cây trồng giá trị kinh tế không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Trong từng loại cây trồng, có sự thay đổi về giống phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

loading...
Bản đồ phân bố nông nghiệp Việt Nam năm 2021 .hoc24

* Ngành chăn nuôi

- Chiếm hơn 30% giá trị sản xuất (năm 2021) và có xu hướng tăng.

- Bao gồm:

+ Chăn nuôi trâu, bò.

+ Chăn nuôi lợn.

+ Chăn nuôi gia cầm.

- Đang phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghệ tập trung.

- Nước ta ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, đáp ứng an toàn thực phẩm, chú trọng đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

2. Lâm nghiệp

a. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng

- Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,7 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 42%.

- Theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành rừng tự nhiên và rừng trồng. 

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất.

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng trồng lớn nhất.

- Theo mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Năm 2021, diện tích rừng sản xuất khoảng 7,8 triệu ha; rừng phòng hộ khoảng 4,7 triệu ha; rừng đặc dụng khoảng 2,2 triệu ha.

b. Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 3,88%. Giá trị sản xuất đóng góp gần 3% toàn ngành.

- Khai thác, chế biến lâm sản:

+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng (năm 2021).

+ Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, đạt 18 triệu m3 (năm 2021).

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ là các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn.

+ Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp măng, mộc nhĩ, dược liệu,...

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Diện tích trồng rừng mới đạt 290 nghìn ha (năm 2021), trong đó rừng sản xuất được mở rộng nhiều nhất (97%).

+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh.

3. Thuỷ sản

a. Đặc điểm nguồn lợi thuỷ sản

- Nguồn lợi thuỷ sản nước ta bao gồm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.

- Vùng biển nước ta có hơn 2 000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực, nhiều loài có giá trị cao. Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là:

+ Hải Phòng - Quảng Ninh.

+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cà Mau - Kiên Giang.

- Nguồn lợi thuỷ sản nội địa ven bờ đang bị suy giảm do khai thác quá mức.

loading...
Bản đồ phân bố ngành lâm nghiệp, thuỷ sản Việt Nam năm 2021 .hoc24

b. Tình hình phát triển và phân bố thuỷ sản

- Năm 2021, tốc độ tăng trưởng thành thuỷ sản đạt khoảng 1,7%. Giá trị sả xuất thuỷ sản chiếm khoảng 26% toàn ngành. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao, chiếm khoảng 55% tổng sản lượng.

- Bao gồm sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng.

4. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh

- Hiện nay, việc lạm dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp gây ra những tổn hại về môi trường.

- Trong khi đó, nền nông nghiệp xanh giúp:

+ Nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp, tạo sản phẩm có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng, áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững như VietGAP, GlobalGAP,... phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc rõ ràng,...

+ Phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải như bã mía, thân ngô, chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, vụn gỗ,... vừa cung cấp thức ăn cho vật nuôi, vừa chuyển hóa chất thải làm phân bón hữu cơ,...

+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường như tưới nước tiết kiệm, bón phân và phun thuốc thông minh, sử dụng giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt,...

+ Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.