Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu an, là tích của n thừa số a.
an = a.a.a...a (n thừa số a, n ≠ 0).
Ta đọc an là "a mũ n" hoặc "a lũy thừa n" hoặc "lũy thừa bậc n của a".
Quy ước: a1 = a.
Chẳng hạn, 95 có cơ số là 9, số mũ là 5, đọc là "chín mũ năm" hoặc "chín lũy thừa năm" hoặc "lũy thừa bậc năm của 9".
Ví dụ 1. Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:
a) A = 5.5.5.5.5.5;
b) B = 10.10.10.10.10.10.10.
Giải:
a) Tích 5.5.5.5.5.5 có 6 thừa số 5 nên A = 56.
b) Tích 10.10.10.10.10.10.10 có 7 thừa số 10 nên B = 107.
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
\(a^m\cdot a^n=a^{m+n}\)
Ví dụ 2. Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:
a) \(5^2\cdot5^4\);
b) \(2^2\cdot2^7\);
c) \(a^3\cdot a^6\cdot a^8\).
Giải:
a) \(5^2\cdot5^4=5^{2+4}=5^6\).
b) \(2^2\cdot2^7=2^{2+7}=2^9\).
c) \(a^3\cdot a^6\cdot a^8=a^{3+6+8}=a^{17}\).
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
\(a^m:a^n=a^{m-n}\left(a\ne0;m\ge n\right)\)
Quy ước: \(a^0=1;a\ne0\).
Ví dụ 3. Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) \(10^{15}:10^5\);
b) \(8^5\cdot8^8:8^9\).
Giải:
a) \(10^{15}:10^5=10^{15-5}=10^{10}\).
b) \(8^5\cdot8^8:8^9=8^{5+8}:8^9=8^{13}:8^9=8^{13-9}=8^4\).