Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng và phép nhân các số tự nhiên ta đã được học ở tiểu học.

Chẳng hạn:

  • 650 + 1 258 = 1 908. Trong đó các số 650 và 1 258 là số hạng, 1 908 là tổng.
  • 56 \(\times\) 120 = 6 720. Trong đó các số 56 và 120 gọi là các thừa số, 6 720 là tích.

Chú ý. Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu "\(\times\)" trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu ".".

Chẳng hạn, \(a\times b\times c\) có thể viết là \(a\cdot b\cdot c\) hay \(abc\)\(9\times a\times b\) có thể viết là \(9\cdot a\cdot b\) hay \(9ab\).

Ví dụ. Linh xin mẹ 50 000 để mua đồ dùng học tập. Linh mua 3 quyển vở và 2 cái bút. Biết giá mỗi quyển vở là 8 000 đồng và giá mỗi cái bút là 4 000 đồng. Hỏi Linh còn lại bao nhiêu tiền?

Giải:

3 quyển vở hết 3.8 000 = 24 000 (đồng).

2 cái bút hết 2.4 000 = 8 000 (đồng).

Tổng số tiền mà Linh đã mua đồ dùng học tập là: 24 000 + 8 000 = 32 000 (đồng).

Linh còn lại số tiền là: 50 000 - 32 000 = 18 000 (đồng).

​@1458786@@1458854@

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

  • Tính chất giao hoán: a + b = b + a; a.b = b.a.
  • Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c);  (a.b).c = a.(b.c).
  • Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c.
  • Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1: a + 0 = a; a.1 = a.

Ví dụ. Tính một cách hợp lí các biểu thức sau:

a) \(A=56\cdot61+56\cdot39\);

b) \(B=18\cdot\left(1+2+3+4\right)+82\cdot\left(1+2+3+4\right)\).

Giải:

a) \(A=56\cdot61+56\cdot39\)

\(=56\cdot\left(61+39\right)\\\)

\(=56\cdot100\)

\(=5600\).

b) \(B=18\cdot\left(1+2+3+4\right)+82\cdot\left(1+2+3+4\right)\)

\(=\left(18+82\right)\cdot\left(1+2+3+4\right)\)

\(=100\cdot10\)

\(=1000\).

Lưu ý. Ta có thể tính nhanh tích của một số với 9 hoặc 99 hoặc 999 như sau:

  • \(89\cdot9=89\cdot\left(10-1\right)=89\cdot10-89\cdot1=890-89=801\).
  • \(435\cdot99=435\cdot\left(100-1\right)=435\cdot1000-435\cdot1=43500-435=43065\).
  • \(27\cdot999=27\cdot\left(1000-1\right)=27\cdot1000-27\cdot1=27000-27=26973\)
​@1458938@@1459019@

3. Phép trừ và phép chia hết

Ở tiểu học, ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.

Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a - b = x và gọi x là hiệu của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Chú ý. Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ: \(a\cdot\left(b-c\right)=a\cdot b-a\cdot c\) \(\left(b>c\right)\).

​@1459080@