BÀI 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Lực do vận động viên tác dụng vào tạ để nâng tạ lên.

Lực một vật đang chuyển động đến va chạm với một vật khác.

Lực hai đội kéo co tác dụng vào dây.

 

@1885768@

II. Lực không tiếp xúc

Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng không tiếp xúc nhau được gọi là lực không tiếp xúc.

Ví dụ: lực nam châm hút một số vật bằng sắt.

❗ Nam châm có hai cực là cực Bắc (N) và cực Nam (S). Nếu đưa các cực cùng tên lại gần nhau thì chúng đẩy nhau, còn các cực khác tên thì hút nhau.

Lực hút tăng lên khi khoảng cách giữa hai nam châm càng gần.

 

@408449@

1. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

2. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.