Bài 35. Dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Lập kế hoạch

1. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm sự kiến

a) Mục tiêu

- Thực hiện được bài tập về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn.

- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, quan sát, phỏng vấn hiện trường.

b) Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch làm việc của nhóm để thực hiện dự án.

- Đi thực địa để tìm hiểu về thực trạng công tác bảo tồn các hệ sinh thái tại địa phương.

- Viết báo cáo thực trạng công tác bảo tồn các hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.

- Trình bày báo cáo bằng các phần mềm trình chiếu hoặc làm poster dán lên bảng tin của trường.

c) Sàn phẩm dự kiến

- Bản kế hoạch thực hiện dự án tìm hiểu thực trạng bảo tồn.

- Báo cáo thực trạng công tác bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất các giải pháp bảo tồn.

2. Lựa chọn chủ đề

- Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương A và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh vật.

- Đánh giá thực trạng bảo tồn loài cây/con... tại địa phương A và đề xuất giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị của loài.

3. Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ

Thời gianYêu cầu công việcSản phẩm dự kiếnNgười thực hiệnĐịa điểm thực hiệnCông cụ/người hỗ trợPhương pháp dự kiến
 Lập nhómTên các thành viên của mỗi nhóm làm việcCả nhómTrên lớp Thảo luận nhóm
 Thu thập thông tin và số liệu tổng quanMô tả khái quát về các hoạt động ở địa phươngCả nhómỞ nhà/ thư viện,... Đọc và thống kê
 Chọn địa điểm, lập kế hoạch thực hiệnBản kế hoạchCả nhómTrên lớp Thảo luận nhóm
 Thảo luận về nhiệm vụ cụ thể và thông tin cần thiếtBản yêu cầu các thông tin và số liệu cần thiếtCả nhómTrên lớp Thảo luận nhóm
 Xây dựng phiếu thu thập số liệu, phiếu phỏng vấnMẫu phiếu 1Các cá nhân được phân côngTrên lớp Nhóm phân công, cá nhân thực hiện
 Chuẩn bị các điều kiện cần để tiến hành đi thực địaChốt lịch hẹn, phương tiện cầnCả nhómTrên lớp Nhóm phân công, cá nhân thực hiện
 Đi thực địa và thu thập số liệuCác phiếu có thông tin, các bản ghi chép cá nhânCả nhómNơi bảo tồn/phục hồi

Ai hỗ trợ?

Ai cung cấp thông tin?

Quan sát, phỏng vấn
 Thống kê số liệu, tập hợp thông tin và hình ảnhCác bảng, biểu đồ, hình ảnhCác cá nhân thực hiệnỞ nhà Thống kê
 Viết báo cáoBáo cáoCác cá nhân được phân côngỞ nhà  
 Trình bày báo cáo Các cá nhân được phân côngTrên lớp  

II. Thực hiện dự án

1. Thu thập thông tin

- Những thông tin tổng quan giúp nhóm có bức tranh tổng thể về các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương để lựa chọn được chủ đề và địa điểm phù hợp.

- Khi đã xác định được chủ đề phù hợp thì cần chuẩn bị các phương án cụ thể hơn để thu thập thông tin.

2. Xử lí thông tin

- Sử dụng phần mềm thống kê để thống kê, phân tích số liệu và trình bày kết quả dưới dạng các bảng, biểu đồ, đồ thị.

- Sử dụng các hình ảnh/ảnh chụp hoặc các đoạn trích dẫn, đoạn video để minh hoạ các nội dung của báo cáo nhằm làm tăng độ tin cậy và hấp dẫn.

3. Thảo luận

- Nhóm trưởng cần chủ động họp nhóm để thảo luận về tiến độ, kết quả, chia sẻ thông tin, giải pháp giải quyết khó khăn,... để đảm bảo các hoạt động tìm hiểu đi đúng hướng và đúng tiến độ.

- Cá nhân cần bám sát bản kế hoạch của nhóm để đảm bảo tiến độ.

III. Báo cáo đánh giá

1. Xây dựng sản phẩm

- Tổng hợp tất cả số liệu, thông tin đã có thành các kết quả cần tìm hiểu, đánh giá và bố cục thông tin thành một báo cáo theo các nội dung cần trình bày.

- Lựa chọn một trong các hình thức sau để trình bày: báo cáo trên các phần mềm trình chiếu, báo cáo trên pano/áp phích khổ giấy Ao...

2. Trình bàu sản phẩm

- Sản phẩm được trình bày bằng các slides trên phần mềm trình chiếu, bằng pano/áp phích...

- Sau đó, sản phẩm được treo trên tường, trên giá,... để mọi người cùng quan sát.

- Sản phẩm cũng có thể được đẩy lên trang web của nhà trường...

3. Đánh giá