Bài 3. Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. VAI TRÒ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

1. Vai trò của trồng rừng

loading...
Phủ xanh đất trồng, đồi trọc.hoc24

* Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc:

- Nơi đây thường xảy ra xói mòn, sạt lở gây ra các thảm họa về môi trường.

- Trồng rừng trên diện tích này giúp:

+ Phục hồi hệ sinh thái rừng.

+ Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

+ Bảo vệ môi trường sống của con người và hệ động, thực vật tự nhiên.

* Cung cấp lâm sản:

- Nhu cầu lâm sản ngày càng lớn.

- Trồng rừng giúp cung cấp gỗ và các loại lâm sản.

- Hạn chế được nhu cầu khai thác rừng tự nhiên của con người, giúp bảo vệ diện tích rừng.

* Phòng hộ và bảo vệ môi trường rừng:

- Trồng rừng đặc biệt là trồng rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng với bảo vệ môi trường và hạn chế thiên tai.

- Trồng rừng phòng hộ giúp:

+ Điều tiết nguồn nước.

+ Bảo vệ đất,...

- Trồng rừng phòng hộ ven biển giúp chăn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng,...

- Trồng rừng phòng hộ cửa sông giúp:

+ Ngăn sóng.

+ Bảo vệ công trình ven biển,...

2. Vai trò của chăm sóc rừng

loading...
Chăm sóc rừng.hoc24

- Giảm sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng, nâng cao tỉ lệ sống, rút ngắn thời gian ổn định.

- Tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm gỗ ở cuối chu kì khai thác.

- Hạn chế tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng.

II. NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

1. Nhiệm vụ của trồng rừng

- Đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng (trồng mới và trồng sau khai thác).

- Trồng rừng sản xuất để lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy, trồng rừng chắn gió, chắn cát bay và bảo vệ môi trường.

- Trồng rừng đặc dụng ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng.

2. Nhiệm vụ của chăm sóc rừng

- Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, phát triển bằng các biện pháp như: làm cỏ, vun xới, bón phân,...

- Tăng tỉ lệ sống của cây rừng sau khi trồng, rừng sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, sớm khép tán và nhanh chóng ổn định.

- Tỉa cành giúp:

+ Nâng cao hiệu quả quá trình tao đổi chất.

+ Tránh khuyết tật sản phẩm gỗ.

- Các cành già ở phía dưới tán có hiệu suất quang hợp kém, tiêu tốn dinh dưỡng nhưng tạo ra lượng sinh khối hạn chế.

- Việc tỉa cành thực hiện đúng kĩ thuật để:

+ Cây mau liền sẹo.

+ Không để lại khuyết tật (mắt chết).

- Trồng dặm và tỉa thưa: đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.