Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
- Các hướng chính trên bản đồ được quy định như sau:
- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến và dựa vào mũi tên chỉ hướng trên bản đồ.
- Quy ước khi xác định phướng hướng trên bản đồ bằng các đường kinh, vĩ tuyến: Phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam, bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái vĩ tuyến chỉ hướng tây.
- Riêng bản đồ Nam cực các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc và bản đồ Bắc cực các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam.
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Tỉ lệ bản đồ có 2 dạng:
+ Tỉ lệ số: phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn, tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+ Tỉ lệ thước: được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
*Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- Muốn biết khoảng cách thực tế của 2 điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ để tính.
- Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.
- Để đo khoảng cách giữa hai điểm , ta thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định vị trí 2 điểm cần đo.
+ Đặt 2 đầu của compa hoặc mép thẳng của tờ giấy sát 2 điểm cần đo và dùng bút đánh dấu 2 điểm đó lên giấy.
+ Giữ nguyên độ rộng của compa hoặc mảnh giấy và đặt lên thước tỉ lệ.
- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.
- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đich.
- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế.
Bản đồ rất hữu ích để chọn tuyến đường đi, tìm địa điểm và ước tính thời gian di chuyển. Để đọc bản đồ ta cần có nhiều kĩ năng đã được thực hành trước đó, bao gồm: cách xác định phương hướng, đo tính khoảng cách, sử dụng bảng chú giải,...